8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Triết lý giáo dục đạo đức của dân tộc Sán Dìu
Trong truyện thơ Mở trời dựng đất, tác giả dân gian đã khái quát về triết lý giáo dục đạo đức của đồng bào Sán Dìu. Tác phẩm như sự tổng kết những lời khuyên dạy và kinh nghiệm trong giáo dục ứng xử của con người. Tìm hiểu triết lý giáo dục trong tác phẩm là điều rất quan trọng và cần thiết, vì đúc kết trong đó là những bài học làm người mà ông cha đã để lại cho thế hệ trẻ học tập tu dưỡng rèn luyện đạo đức.
Cũng giống như người Việt, dân tộc Sán Dìu rất coi trọng việc học. Với người Kinh tư tưởng trọng kiến thức, trọng việc học được hình thành từ rất lâu
đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ngay từ rất sớm, cha ông đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc học. “Có học mới hay, có cày mới biết”, “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”, “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”. Để có thể tồn tại, phát triển được, con người cần được học tập, trau dồi để hoàn thiện bản thân bởi kiến thức không phải là cái có sẵn, không phải là cái “tiềm tàng” trong mỗi con người mà phải thông qua học tập, giáo dục, tự rèn luyện thì mới có được. Như vậy, phải thông qua việc học mới giúp con người có hiểu biết, hoàn thiện bản thân, từ đó hình thành nhân cách. Việc học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời con người, học để lập thân lập nghiệp, để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn: “Hay học thì sang, hay làm thì có”, “Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi”, “Học thành, danh lập” và hơn thế nữa, mục đích cao nhất của việc học chính là “Học để làm người”.
Người Sán Dìu cho rằng giáo dục có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người, đây là một quan niệm rất tiến bộ của đồng bào, quan niệm đó vừa khẳng định bản chất con người không phải tự nhiên mà có, không phải do tiền định, vừa thấy được quy luật của sự ảnh hưởng, chi phối các yếu tố môi trường xã hội, sự tác động có ý thức của thế hệ đi trước đối với các thế hệ đi sau bằng con đường giáo dục:
Người dùng thư sách dạy cái đức Người ngu đọc sách sửa cái tâm
Người hiền đọc sách được thành người Lớn lên ngang ngạnh không nghe dạy Vận số khó sáng như vàng ngọc
Do ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo, nên người Sán Dìu lấy việc đọc “sách thánh hiền”, trau dồi kiến thức là điều căn bản trong quá trình giáo dục nhân cách con người. Ở đây chữ “đức” được đặt nên hàng đầu cho thấy dân tộc Sán Dìu cũng như người Việt coi đạo đức là điều cốt lõi mà mỗi cá nhân cần tu dưỡng rèn luyện. Với người “ngu” đọc sách để sửa cái “tâm” cho sáng, “người
hiền” đọc sách để “thành người”. Đồng bào cho rằng mục đích quan trọng của việc học trước hết là để làm người, “Làm người” là phải có phẩm chất đạo đức, không vì những nhu cầu tầm thường, mà ta đánh mất mình, hạ thấp tư cách, phẩm chất của mỗi người. Con người cần phải biết giữ mình trong sạch, đàng hoàng, ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh. Sau đó mới làm việc đời, giúp nước, làm rạng danh dân tộc đó là những điều thế hệ ông cha muốn răn dạy con cháu. Tác giả dân gian còn cho rằng “tâm - tài - đức” là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hoàn thiện bản thân. Nếu bản thân không chịu nghe lời giáo dục lớn lên ngang ngạnh, vận số không tốt “khó sáng như vàng ngọc”.
Người Sán Dìu quan niệm rằng dạy con mà không dạy “đạo” khác nào ngọc đặt trong tối. Cổ nhân có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”, ngọc không được mài giũa, đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó; con người không được dạy dỗ thì không biết đến đạo lí, không thể hoàn thiện về nhân cách. Tục ngữ Việt có câu “Người ta là hoa đất”, khẳng định con người là sản phẩm tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của trời đất. Nhưng cuộc sống của con người để trở nên có ý nghĩa, để vượt trên muôn vật thì không có cách nào khác là phải học tập, rèn luyện. Cho nên đã là “ngọc” thì phải mài giũa, đã là người thì phải học tập, phải trải qua khó khăn, gian khổ thì mới thành người. Nếu không khác nào “ngọc” đặt trong “tối”, như thế làm sao có thể thấy hết được giá trị của viên ngọc. Tác giả dân gian đã so sánh hình ảnh “ngọc” với đạo đức con người, “ngọc” là những sự vật hiện tượng quen thuộc với đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi nói chung. Việc so sánh này cho thấy giáo dục con người không phải là những gì sâu rộng mà bắt đầu từ điều thân thuộc nhất. Bài học đạo lí đấy tuy quen thuộc nhưng giá trị lại quý báu như “ngọc”:
Có con nếu mà không dạy đạo Khác nào ngọc sáng đặt nơi tối Không biết nên thuộc thân đắng cay
Mở mồm cầu người thật khó thay Việc mình ập đến thân phải chịu
Đạo làm người là triết lí nhân sinh, thể hiện thái độ, hành vi mỗi người cần phải thực hiện trong quan hệ ứng xử với người khác. Việc ứng xử giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội là điều rất quan trọng, nếu sống không có “đức” khi gặp việc khó khăn hay tai họa sẽ không có người giúp đỡ, gặp nhiều trắc trở gian truân trong cuộc đời. Trong gia đình chữ “đạo” được thể hiện ở các mặt như: đạo cha con yêu cầu cha phải thương con, con phải hiếu với cha; đạo vợ chồng yêu cầu vợ chồng phải thuận hòa, chung thủy. Trong bất kì chế độ xã hội nào, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, việc giáo dục cho con cháu về chữ “đạo” luôn được xác định là nết đầu trong trăm nết, là giá trị hàng đầu của đạo làm người.
Mỗi người đều được sinh ra bởi cha mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng lớn khôn, dạy dỗ nên người. Bởi thế, mỗi người con, từ trong tâm khảm đều yêu kính, biết ơn và mong muốn được đền đáp công ơn mẹ cha. Trong ca dao người Việt quan niệm Công cha, nghĩa mẹ được ví như “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn”. Người Sán Dìu cũng tiếp nối truyền thống đạo lí đó, theo đồng bào con cái phải “thờ mẹ”, “kính cha” mới giữ trọn đạo làm con, mới “tròn chữ hiếu”:
Nhà có vàng quý ngàn vạn lạng Có tiền khó mua cháu con hiền Đi học là lúc kính thánh sư Về nhà là lúc kính mẹ cha …
Làm người phải biết lễ nghĩa cao Về sau người quý truyền biết tiếng
Đồng bào đã lấy những vật chất rất giá trị như vàng, ngọc để so sánh với kiến thức mà con cháu học được, dù nhà có vàng quý ngàn vạn lạng cũng không bằng ‘‘con cháu hiền’’ có chữ, có kiến thức còn quý hơn có cả kho vàng.
Giống với quan niệm người Việt ‘‘Cho con một thúng vàng không bằng cho con một quyển sách’’. Tục ngữ Việt có câu “không thầy đố mày làm nên”, người Sán Dìu cũng lấy việc “tôn sư trọng đạo” là đạo lí tốt đẹp cần gìn giữ và phát huy cho các thế hệ. Tác giả dân gian cho rằng cho con đi học phải biết dạy con tôn trọng, kính trọng người thầy vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội...
Cũng như người Kinh, đồng bào Sán Dìu quan niệm về “kẻ sĩ” (người thông hiểu chữ Thánh hiền, người có trí tuệ uyên bác) được xếp vào bậc cao trong bậc thang giá trị xã hội và là mơ ước của bao người. Một người đỗ đạt là niềm hạnh phúc, tự hào không chỉ của một gia đình, dòng tộc, mà còn của cả làng, cả nước. Một dân tộc coi trọng trí tuệ, giáo dục như thế là một dân tộc văn hiến:
Tuy nhà sinh được người con tốt Truyện cổ là sách gốc đời xưa Về sau của báu ấy trong nhà
Khuyên người ghi lòng mà nhớ lấy Có con nghìn vạn chăm đọc sách
Tác giả dân gian so sánh việc dạy con không đúng cách dẫn đến “lễ nghĩa không biết”, như “nước lũ”, “tre già uốn không thẳng” đây là những hình ảnh quen thuộc với cuộc sống lao động của dân tộc Sán Dìu ở miền núi:
Lễ nghĩa không biết muốn làm cao Lời nói sai như con nước lũ
Làm bản làng mắc họa và thân Lâu năm tre già uốn không thẳng Phá hỏng cửa nhà thật ác nhân
Người Kinh và dân tộc Sán Dìu đều có nét tương đồng trong cách dạy con, đồng bào cho rằng giáo dục con người phải từ khi còn trẻ thơ. Trong thành ngữ Việt có câu ‘‘dạy con từ thửa còn thơ’’, nghĩa là phải giáo dục trẻ con ngay
từ khi đứa bé còn thơ dại, non nớt, vì ‘‘tre non dễ uốn’’, ‘‘non chẳng uốn, già nổ đốt’’, ‘‘bé chẳng vin, cả gãy cành’’. Giáo dục con cháu cũng như ‘‘uốn tre’’, tre để già uốn không thẳng như tính cách con người lớn lên ngang ngạnh khó bảo, không biết lễ nghĩa, làm điều sai trái ‘‘tan cửa nát nhà’’.
Với người H’Mông và dân tộc Tày cũng cùng quan điểm giáo dục người trẻ như vậy, họ cho rằng muốn con được thông minh cần phải trải qua quá trình rèn luyện, trong tục ngữ Mông đã khái quát triết lý giáo dục nhân sinh rất sâu sắc: “Muốn vợ khôn phải bảo/ Muốn con khôn phải rèn”. “Khéo nhủ khuyên vợ con, xứng là trụ/ Hiếu với cha mẹ con có hậu”. Tục ngữ Tày “Thương con tập cho con ăn đắng ăn khổ/ Hại con cho ăn mật ăn đường”. Tục ngữ dân tộc Dao: “Cây bé uốn thẳng/ Cây cao uốn gẫy”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy người Sán Dìu nói riêng và các dân tộc anh em đều có chung những bài học giáo dục đạo lý cho các thành viên trong gia đình. Xuất phát từ chính bản sắc dân tộc mình ông cha luôn muốn thế hệ sau tiếp nối những truyền thống quý báu của dân tộc mình.