Kết cấu truyện thơ Mở trời dựng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 86 - 90)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Dấu ấn văn hóa Sán Dìu trong kết cấu truyện thơ Mở trời dựng đất

3.3.2. Kết cấu truyện thơ Mở trời dựng đất

Xét về mặt kết cấu, trong Mở trời dựng đất tác phẩm vẫn là kiểu kết cấu tự sự quen thuộc gặp gỡ - tai biến - đồn tụ, tính sự kiện, tình tiết, sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong tác phẩm. Kiểu kết cấu “truyện lồng truyện”, tăng chất tự sự cho cốt truyện, kiểu kết cấu truyện trong thơ và thơ trong truyện, xu hướng trữ tình hóa tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm ngoài phần đầu là có sự xuất hiện các tuyến nhân vật, sự kiện, tình tiết thì ở phần sau là những câu chuyện trong cuộc sống của đồng bào. Từ những câu chuyện thường ngày trở thành thơ, và từ đó trở thành bài học triết lý nhân sinh, mang tính giáo dục cho mọi thế hệ.

Tác phẩm khơng thể hiện cảnh đồn tụ viên mãn ở các câu chuyện tình yêu như: Tiễn dặn người yêu, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống chân - Cúc Hoa...

Xu hướng tự sự hóa tác phẩm làm cho nội dung truyện thơ ghi dấu ấn thành cơng nghệ thuật cho văn học Sán Dìu. Xu hướng này thấy sự giao thoa, tiếp nhận giữa các nền văn hóa của người Sán Dìu, giữa dân tộc Sán Dìu với người Việt và văn hóa, văn học Trung Hoa. Thành công về nghệ thuật mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Sán Dìu là minh chứng cho q trình giao lưu văn hóa giữ các dân tộc và văn hóa cội nguồn người Sán Dìu.

Cũng như các truyện Nôm khác, truyện thơ Mở trời dựng đất cũng có kết cấu tuyến tính, các nhân vật, sự kiện được tả, kể theo trình tự thời gian. Mở đầu tác phẩm là sự xuất hiện của Vua Bàn Cổ, nhân vật này được tác giả dân gian miêu tả là người “phân trời đất”. Tiếp đến tác giả dân gian miêu tả cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật Phục Hy và Nữ Oa. Sau đó là biến cố nạn Đại Hồng thủy “muôn người mắt thẳng tận diệt vong”. Cuối cùng “còn lại hai người kết nhân duyên” và từ đó nguồn gốc lồi người được hình thành. Các nhân vật trong tác phẩm đều được miêu tả là những vị thần có sức mạnh phi thường, tài năng xuất chúng:

Thiên ý dục cầu Bàn Cổ Vương Tay trái cầm trời tay phải cầm trăng Trời đất đang tối tự bừng sáng

Vua Bàn Cổ là người khai thiên lập địa, Nữ Oa người tạo ra con người. Qua các nhân vật trong tác phẩm người Sán Dìu đã phần nào phản ánh được môi trường sống, mối quan hệ tự nhiên và xã hội, tư tưởng và tâm hồn của đồng bào dân tộc miền núi. Tác phẩm cịn chứa đựng trí tưởng tượng phong phú về đời sống tinh thần của con người. Họ đã dùng trí tưởng tượng của mình để giải thích thế giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên và cải tạo bản thân mình. Với ước muốn trong xã hội cổ đại chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng mọi kẻ

thù, giải thích các hiện tượng xã hội tự nhiên bằng sự tưởng tượng và hư cấu ở các vị thần.

Kết cấu kiểu “truyện lồng truyện” trong truyện thơ Mở trời dựng đất.

Nếu như trong truyện thơ các dân tộc, chúng ta thấy tác giả chủ yếu tập trung kể về một câu chuyện như: chuyện tình yêu đẹp hay chuyện chiến trận… và từ đầu đến cuối truyện, người đọc sẽ cảm nhận được duy nhất là một tình yêu đẹp, thủy chung. Đó là truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa, Lưu Đài - Hán Xuân… hay cả thiên truyện “tuyệt bút” Truyện Kiều – Nguyễn Du.

Đọc Mở trời dựng đất chúng ta thấy các câu chuyện hàng ngày được kể xen lồng vào nhau thông qua các nhân vật trữ tình trong truyện, đó là điểm mới trong kết cấu “truyện lồng truyện”. Từ những lời thơ ấy trở thành bài học triết lý nhân sinh của đồng bào Sán Dìu:

Đừng để gian kế giữ của nhà Năm qua lại trộm về phương bắc. Lúc cấp cũng đừng mưu kế xấu Sớm chiều bị đánh tối về đau Mới hay sớm cày được ăn no

Đó là câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt của người Sán Dìu, đồng bào ln muốn răn dạy con cháu mình phải sống ngay thẳng không được làm những việc trái với đạo đức con người. “Lúc cấp cũng đừng mưu kế xấu” dù cho mọi hoàn cảnh cần giữ được lòng ngay thẳng, khơng nên mưu toan tính hại người. Do ảnh hưởng của Đạo phật nên quan niệm về “nhân, quả, báo ứng” thể hiện rất rõ trong đời sống của đồng bào: “Người ác - người sợ, trời không sợ/ Người lành - người khinh, trời không khinh” (Tục ngữ Sán Dìu). Họ cho rằng khi cịn sống làm điều xấu hại người khi mất đi sẽ bị Diêm vương trị tội. Dù có “nghìn vàng lạng q” cũng không quý giá bằng nhân cách, phẩm chất đạo đức, tấm lòng của con người:

Diêm vương ra lệnh về âm phủ Vàng quý đắp đống mang được đâu Thịt rượu khuyên người đừng tham uống Thì giờ mau qua khơng trở lại

Nghìn vàng lạng quý đều tiêu tan

Bao quát hơn là câu chuyện về cuộc đời, số phận con người được truyền tải trong các lời khuyên. Từ đó, tạo nên sự khác biệt so với nội dung một số truyện thơ Nôm khác:

Một dạng cơm trà bao dạng người? Cùng thời trời sáng cùng giờ đêm Bao người giàu nghèo có bao người Có tiền nói năng như tiếng sấm Khơng tiền nói năng tiếng vịt đực

Người Sán Dìu có quan niệm về cuộc đời “Một hạt gạo ăn ra nhiều loại người”, mỗi người sinh ra không ai giống ai, họ đều có tính cách, số phận riêng nhưng khơng nên vì của cải trước mắt mà đánh giá người khác. “Tiếng sấm” đây là một hiện tượng tự nhiên diễn ra khi trời mưa, sấm tạo ra âm vang lớn vạn vật đều nghe thấy. Lối so sánh quen thuộc với hình ảnh trong cuộc sống, tác giả dân gian ví “có tiền nói năng như tiếng sấm”, “khơng tiền nói năng tiếng vịt đực”, tác giả dân gian đã khéo léo khắc họa phong cách ứng xử của hai loại qua ngôn ngữ của họ.

Kiểu kết cấu “truyện lồng truyện” này chúng ta cũng hay bắt gặp, như trong truyện Lưu Tương của dân tộc Tày, tác phẩm kể về nhân vật Lưu Tương chàng trai anh dũng tài giỏi được vua gả cơng chúa cho, sau đó trải qua nhiều sóng gió và biến cố cuối cùng gia đình đồn tụ sống trong sung túc, bình an. Còn với Mở trời dựng đất cũng là “truyện lồng truyện” nhưng đó là những câu chuyện của cuộc sống lao động thường ngày của đồng bào. Khơng có biến cố hay đồn tụ mà các nhân vật trữ tình thể hiện quan điểm cách nhìn nhận cuộc

sống theo tư tưởng Nho, Phật, Đạo… tất cả các yếu tố đó là sự tổng hịa thành bài học triết lý nhân sinh của dân tộc Sán Dìu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)