8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Không gian thời gian nghệ thuật truyện thơ Mở trời dựng đất
3.4.2. Không gian nghệ thuật trong truyện thơ Mở trời dựng đất
Bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có khơng gian để hình tượng nghệ thuật tồn tại và bộc lộ mình. Và con người trong truyện thơ Mở trời dựng
đất cũng không tồn tại ngồi khơng gian. Đọc tác phẩm ta thấy nổi bật lên là không gian vũ trụ với sự hiện thân của hình tượng “ơng trời” và khơng gian xã hội bản mường, làng quê, gia đình. Đồng thời ta cịn thấy được một khơng gian thiên nhiên tươi đẹp giàu sức sống của đồng bào Sán Dìu.
Khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học được thể hiện ở thế giới tinh thần mà người nghệ sĩ muốn biểu đạt, muốn phô diễn. Không gian nghệ thuật là một sản phẩm của một quan niệm, cho nên nó là hình tượng khơng gian có tính chủ quan, tượng trưng nó gắn với điểm nhìn, trường nhìn và tầm nhìn của tác giả. Do đó, mỗi tác giả thể hiện cái nhìn riêng của mình về cuộc sống, cuộc đời trong tác phẩm. Vì thế, mỗi tác phẩm mang nét sáng tạo, mởi mẻ, độc đáo khác nhau tạo cho kho tàng văn học càng thêm phong phú và đồ sộ. Với truyện thơ Mở trời dựng đất, không gian nghệ thuật đươc thể hiện qua cái nhìn trực diện của tác giả dân gian. Và qua tầm nhìn, hành động, suy nghĩ của nhân vật. Do đó, chúng ta thấy khơng gian trong tác phẩm hiện lên thật đa chiều.
Truyện thơ Mở trời dựng đất không gian vũ trụ - ông trời được tác giả
dân gian miêu tả khá nhiều. Ơng trời khơng chỉ được vẽ lên như một thực thể tự nhiên, khách quan của thế giới vũ trụ, mà hình tượng ấy cịn được biểu hiện như một đấng siêu nhiên, một thế lực vơ cùng huyền bí có sức mạnh chi phối mọi hoạt động của con người.
Trong phần đầu của tác phẩm không gian vũ trụ - ông trời được được tác giả dân miêu tả với một không gian rộng lớn đa chiều:
…Trời đất chín vạn dặm …Trời đất tối mông lung, Vạn dặm sông hồ…
Người Sán Dìu chủ yếu nói về các hiện tượng thiên nhiên trên bầu trời và không gian dưới mặt đất trải dài và rộng khắp. Hình tượng ơng trời ẩn chứa trong mình một sức mạnh vơ hình, bí hiểm. Ơng trời như nói với Phục Nghĩa về một điều hệ trọng sắp xảy ra đó chính là nạn đại hồng thủy, một sự kiện về hiện tượng tự nhiên khủng khiếp khiến mn lồi bị diệt vong:
Trời cử chim én bay cùng gà, lấy miệng ngậm hoa và thả xuống,
Trước sự kiện khác thường như vậy, Phục Nghĩa đã có nhiều linh cảm chẳng lành về tương lai phía trước. Sau đó, ơng trời thể hiện sức mạnh và quyền năng của mình: “đầy trời hồng thủy nóng như canh” cũng chính ơng trời là người đã cứu chị em Phục Nghĩa và gián tiếp tạo ra loài người.
Trong phần sau của tác phẩm là những lời khuyên của đồng bào dành cho thế hệ sau. Ông trời được tác giả dân gian miêu tả là người nhìn thấu mọi sự vật, hiện tượng, hoạt động của con người. Nếu làm những việc trái với đạo đức lương tâm sẽ bị trừng phạt. Con cháu sống khơng có hiếu với cha mẹ:
Anh em trong gia đình sống hịa thuận, yêu thương, giúp đỡ, che chở bảo vệ lẫn nhau cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Cũng giống như trời đất mưa thuận gió hịa thì dưới đất vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở:
Trên trời hợp thời mưa gió thuận, Dưới đất hịa thời trăm cỏ mọc.
Không gian lúc này khơng cịn là vũ trụ bao la nữa mà đã mở rộng theo điểm nhìn của tác giả dân gian. Đó là dịng sơng rộng mênh mông muôn vàn, vạn dặm, với những trắc trở gập gềnh mà “đời sau” phải gánh chịu nếu đắc tội với chữ hiếu. Hay vẫn là không gian vũ trụ - ơng trời thế nhưng có lúc lại thơ mộng như ánh hồng hơn dưới chân núi, lại vừa chứ đựng những bài học nhân sinh sâu sắc:
Mặt trời xuống núi có hồng hơn Người hiền xử thế biết ngừng thơi Người ngu nói ra khơng định trước Nói trước lường sau người quân tử
Có thể thấy, khi tiếp xúc với khơng gian vũ trụ trong Mở trời dựng đất, chúng ta đã tiếp nhận được tư duy của Sán Dìu về quan niệm cuộc sống, tơn giáo, tín ngưỡng. Qua việc khảo sát không gian vũ trụ trong tác phẩm, chúng ta nhận thấy cái nhìn của tác giả trong truyện thơ Mở trời dựng đất về không gian vũ trụ - ông trời là một đấng quyền năng siêu nhiên, bí hiểm ln bám sát, điều khiển, nhìn rõ mọi hoạt động của con người. Hình ảnh ấy như lý giải hiện tượng tự nhiên và phản ánh đời sống xã hội, tư tưởng và tâm hồn của đồng bào dân tộc miền núi. Chính những nét sáng tạo độc đáo về không gian nghệ thuật đã tạo dấu ấn riêng cho văn học dân gian Sán Dìu trong dịng chảy văn học dân gian Việt Nam.
Khơng gian thiên nhiên hịa quyện cùng không gian vũ trụ tạo nên những ngọn núi cao, vực sâu. Nhưng dưới ngòi bút tài hoa của người Sán Dìu, hình ảnh thiên nhiên đấy mang một vẻ đẹp độc đáo. Đó là tình u thiên nhiên, niềm
tự hào, đối với quê hương miền núi yêu dấu của đồng bào. Hình ảnh núi rừng là khung cảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị của làng bản đồng bào miền núi. Mọi cảm xúc của tác giả đều in đậm dấu ấn bản sắc sắc văn hóa dân tộc mình. Ẩn chứa đừng sau vẻ đẹp bình dị bức tranh làng q đó là lời khun về “đối nhân xử thế” trong đời sống hàng ngày của người Sán Dìu:
Ngơ đồng lá rụng dễ ở lại …
Trong già trúc rừng sinh măng non
Thế giới thiên nhiên miền núi hiện ra với muôn màu muôn vẻ, thiên nhiên ấy khơng hồn tồn hoang vu, huyền bí, càng khơng phải là “rừng thiêng nước độc”, mà đó là thế giới của thiên nhiên tươi đẹp, bình dị nơi thơn q, giàu chất chữ tình. Dân tộc Sán Dìu đã lựa chọn những hình ảnh đặc trưng cho cuộc sống đồng bào mình vào trong thơ văn. Vì thế, lời văn vừa giản dị, mộc mạc, chất phát nhưng truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa đến thế hệ bạn đọc.
Khơng gian gia đình, làng bản là khơng gian sinh hoạt luôn gần gũi với cuộc sống của con người. Các hình ảnh về khơng gian gia đình, làng bản, được thể hiện trong tác phẩm rất phong phú và đa dạng. Những hình ảnh quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của người Sán Dìu đều đi vào tác phẩm và trở thành khơng gian nghệ thuật. Gia đình là mái che chở cho con người, là nơi trú ngụ cho tâm hồn yên tĩnh. Nó là trụ cột vững chãi nhất cho con người dựa vào mỗi khi mệt mỏi. Vịng tay cha mẹ là cái nơi ni ta khôn lớn và trưởng thành. Quê hương là nơi dù đi xa ln khiến lịng ta nhớ về. Sau mỗi lời thơ đồng bào đều gửi gắm vào đó những bài học nhân sinh cho mọi thế hệ. Đó là truyền thống văn hóa của người Sán Dìu. Và thể hiện cách tổ chức nghệ thuật khác biệt với thể loại truyện thơ của các dân tộc anh em:
Cửa nhà hiếu thuận thời chẳng lo …
Trong nhà vợ hiền lo cơm canh.
Từ không gian bầu trời, tới khơng gian bản làng, đến khơng gian gia đình tất cả đều thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc của người Sán Dìu. Ngồi ra việc xây dựng không gian nghệ thuật độc đáo tác giả dân gian đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống sinh hoạt, phong cảnh, con người của đồng bào miền núi. Qua bức tranh cho chúng ta hiểu về phong tục tập quán, đời sống tâm hồn của người Sán Dìu. Nhờ có khơng gian ấy mà khi đọc tác phẩm chúng ta thấy những lời khuyên như đi vào cuộc sống hiện thực. Chính sự sáng tạo nghệ thuật đó đã làm cho Mở trời dựng đất có sức sống mãnh liệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Sán Dìu, và sự trường tồn cùng thời gian. Đồng bào luôn coi những lời khuyên răn dạy bảo trong Mở trời dựng đất như “Kinh sách dạy con” mà mỗi thế hệ cần học tập, trau dồi để hoàn thiện bản thân.