Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa

Từ trước đến nay có rất nhiều hướng tiếp cận văn học từ văn hóa khác nhau, điều này cho thấy sự đa dạng, phức tạp trong nghiên cứu văn học - văn hóa. Nhưng trong các hướng nghiên cứu đấy chúng ta vẫn thấy nổi lên những vấn đề như sau:

Văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời nhau. Văn hóa chi phối đến sự hình thành, phát triển của văn học, mỗi quốc gia sẽ có một nền văn học mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình và chịu sự tác động mạnh mẽ từ văn hóa - tinh thần dân tộc ấy. Nói cách khác văn học là tấm gương phản ánh chân thật đời sống văn hóa - tinh thần của con người. Bàn về mối liên hệ này trong bài viết của Lê Nguyên Cẩn tác giả đã khái quát về mối tương quan giữa văn học và văn hóa như sau:

“Trong tương quan giữa văn học và văn hóa, thì văn học là một trong những kết tinh cao nhất của văn hóa cộng đồng, dân tộc. Tác phẩm văn học nào cũng mang trong nó tính văn hóa, dấu ấn văn hóa ở các mức độ khác nhau. Tính văn hóa biểu hiện qua các mã của nó, tạo thành trong tác phẩm văn học, một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính nghệ thuật, có tính nghệ thuật, có khả năng biểu đạt và phản ánh văn hóa của cộng đồng, dân tộc”[16,tr.19].

Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương lại viết về vấn đề này:

“Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… Để có được những thành quả đó, văn hóa của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã thành. Cũng có thể nói văn học là văn hóa lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật”[48].

Tác giả Huỳnh Như Phương đã đi sâu vào phân tích về sự tác động giữa văn hóa và văn học và đi đến kết luận: “Văn học là thước đo, là nhiệt kế vừa

lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hóa của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định”[48].

Nhà nghiên cứu văn học D.C.Likhachop đã khẳng định: “Trong khi kiếm tìm những đặc điểm của nền văn hóa, trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu sự trả lời ở văn học và chữ viết. Văn học nói thay cho văn hóa dân tộc giống như con người nói thay cho tất cả những gì trong trời đất. Vì vậy, những biến động, những thay đổi, tiến triển trong đời sống văn hóa dân tộc cũng sẽ kéo theo sự chuyển đổi, phát triển của lịch sử văn học dân tộc”[49].

Đi sâu vào tìm hiểu từng nền văn học chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể hóa về hướng tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa. Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại. Văn hóa Ấn Độ có vai trò quan trọng trong văn hóa của một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Nói đến ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với khu vực này chúng ta không thể không nói tới ảnh hưởng của sử thi Ramayana, Mahabranata….

Sử thi Ramayana đã đi vào đời sống của nhân dân Đông Nam Á, tác phẩm trở thành nguồn cảm hứng cho thi nhân, nghệ sĩ sáng tác về văn thơ, nhạc, họa, công trình, điêu khắc. Văn học – nghệ thuật Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng đến các nước trong đó có Việt Nam, điều này được thể hiện sinh động, cụ thể trong văn học, tín ngưỡng tôn giáo, kiến trúc, hội họa, điêu khắc…và các loại hình nghệ thuật khác. Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, bên cạnh những tác phẩm ảnh hưởng từ phương Bắc, ngoài ra còn nhiều tác phẩm có nguồn gốc, hoặc ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, như truyện Dạ Thoa Vương trong Lĩnh Nam chích quái ảnh hưởng từ sử thi Ramayana.

Thần thoại Hi Lạp là thành tựu về trí tuệ xuất sắc đầu tiên và đặt nền móng vững chãi cho văn minh phương Tây. Thần thoại Hi Lạp ảnh hướng sâu rộng đến văn hóa - văn học của Châu Âu. Ở Việt Nam thần thoại được tái hiện là câu chuyện viết về các vị thần như: Thần vũ trụ, thiên nhiên, sấm, sét…. Nhằm giải thích, phản ánh các hiện tượng tự nhiên, nhân vật trong thần thoại là sản phẩm

của niềm tin và sự sùng bái tự nhiên, qua đấy chúng ta thấy được những suy nghĩ, tư duy của người Việt cổ.

Tóm lại tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa góp phần giải thích các hiện tượng trong văn hóa, hướng tiếp cận này còn giúp chúng ta chuyển tải, lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc từ thời đại trước. Và góp phần vào việc tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm văn học với văn hóa thời đại. Văn học sẽ trở nên gần gũi và dễ tiếp nhận hơn nếu dấu ấn văn hóa trong tác phẩm văn học được quan tâm giải mã.

1.3. Ti p cận văn hóa với truyện thơ “Mở trời dựng đất”.

Tiếp cận văn hóa trong văn học là phương pháp phổ biến có nhiều ưu thế và được các nhà nghiên cứu thường dùng để tiếp cận văn học, nhờ cách tiếp cận này mà chúng ta có cái nhìn đa chiều khi phân tích tác phẩm trong tiến trình văn học các thời kì. Văn hóa tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn chi phối đến toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn bởi tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của văn hóa. Nguồn gốc dân tộc Sán Dìu từ Trung Hoa vì thế văn hóa trong truyện thơ Mở Trời dựng đất có ảnh hưởng và tiếp thu chọn lọc, sáng tạo từ văn học dân gian Trung Hoa. Trong quá trình sáng tác với sự giao thoa văn hóa đã mang đến cho tác phẩm nét đặc sặc riêng, điều đó được thể hiện qua các giá trị văn hóa như: tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội của đồng bào Sán Dìu.

Hệ thống văn hoá trong truyện thơ bao gồm tín ngưỡng dân gian, phong tục - tập quán, văn hóa ứng xử, truyền thống đạo lí của dân tộc Sán Dìu. Trong tác phẩm, văn hóa mang đầy đủ những đặc trưng: tính nhân sinh, tính hệ thống, tính lịch sử... Đồng thời, văn hóa phản ánh một cách đúng đắn, toàn vẹn, sâu sắc đời sống xã hội đương thời của người Sán Dìu.

Văn hóa tái hiện qua lời kể của tác giả dân gian trong truyện thơ, đó là sự lí giải về các hiện tượng tự nhiên, đời sống xã hội, con người được hình thành như thế nào, tất cả đều đã được tô vẽ, và ghi chép lại bằng trí tưởng tượng của

nhân dân. Khi nạn “Đại Hồng Thủy diệt vong muôn loài chỉ còn lại anh em Phục Nghĩa sống sót”, “hai người đã kết duyên và sinh ra loài người”. Người Sán Dìu miêu tả về nạn Đại Hồng thủy, giống như dân tộc Khơ - mú trong truyện dân gian Quả bầu. Cả hai tác phẩm đều lấy sự kiện hai anh em chui vào quả bầu và sống sót, nhưng cách lý giải về sự ra đời của loài người là khác nhau. Với người Khơ - mú sau khi thoát nạn mỗi người một ngả, họ chia nhau đi tìm vợ chồng, cuối cùng không tìm được ai họ gặp lại nhau kết duyên. Người em mang thai đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày, sinh ra dân tộc Khơ - mú… đó là sự lý giải về nguồn gốc dân tộc Khơ - mú. Trong Mở trời dựng đất, đại nạn đi qua chỉ còn hai vị thần là anh em Phục Nghĩa, Nữ Oa cả hai thông hôn, nàng mang thai 9 tháng… được Cửu Thiên Huyền Nữ tạo ra “lớp người có mắt thẳng”. Có thể thấy mỗi dân tộc có một cách kể về nguồn gốc dân tộc mình khác nhau. Với người Sán Dìu đó là sự lý giải mang màu sắc huyền bí của thần thoại:

Sinh hạ cục huyết không mắt mặt Cửu Thiên Huyền Nữ cầm dao phân Phân thành ba trăm sáu mươi phần Tạo thành lớp người có mắt thẳng

Từ đó, người Sán Dìu ra đời, hình thành làng bản, gia đình, họ hàng và trở thành dân tộc Sán Dìu. Tiếp đến, người Sán Dìu tạo ra các quy định về văn hóa ứng xử, chuẩn mực ứng xử, được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận, duy trì trong đời sống.

Khi tìm hiểu truyện thơ theo hướng tiếp cận văn hóa, chúng tôi quan tâm tìm hiểu và khai thác các giá trị văn hóa như những bài học triết lý nhân sinh, cách hình tượng nghệ thuật được đúc kết trong những lời thơ răn dạy về: giáo dục đạo đức con người, văn hóa ứng xử… đó là giá trị truyền thống tốt đẹp đã được lưu truyền và phát huy hàng trăm năm qua. Tất cả những vấn đề đó đều nằm trong cấu trúc văn hóa, đạo đức là những quy luật tinh thần hướng con người đến điều thiện, bao gồm những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực và

quy phạm trong đời sống xã hội, quan hệ giữa văn học và đạo đức chính là quan hệ giữa cái đẹp và cái thiện.

1.3.1. Khái niệm truyện Nôm.

Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thể kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi bằng chữ Nôm nên được gọi là Truyện Nôm.

“Truyện Nôm có tác phẩm được viết bằng thể thơ Đường luật như Vương Tường, Tô Công phụng sứ,… nhưng phổ biến nhất là viết bằng thể thơ lục bát. Có hai loại truyện Nôm. Truyện Nôm bình dân viết trên cơ sở truyện dân gian như Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh… Truyện Nôm bác học có loại viết trên cơ sở cốt truyện có sẵn ở Trung Quốc như Phan Trần, Hoa Tiên, Nhị độ mai, Truyện Kiều,… có loại xây dựng theo cốt truyện sáng tạo bằng hư cấu như Hoàng Trừu, Trê Cóc, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên,…

Truyện Nôm bình dân hầu hết không có tên tác giả, được lưu truyền trong dân gian, ngôn ngữ bình dị giản dị, mộc mạc. Truyện Nôm bác học có ngôn ngữ trau chuốt, điêu luyện, dùng nhiều từ Hán Việt, điển tích, tiêu biểu cho trình độ diễn đạt của văn học viết dân tộc, trong đó có những tác phẩm đạt tới mức độ cổ điển, mẫu mực, bất hủ như truyện Kiều của Nguyễn Du”[25,tr372].

1.3.2. Vài nét về dân tộc Sán Dìu

Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, “nhà bác học Lê Quý Đôn (1723 - 1782) nhắc tới giống người ở xứ Tuyên Quang (Tuyên Quang xưa rộng hơn tỉnh Tuyên Quang hiện nay). Có 07 chủng tộc người Man, trong ấy có 03 chủng tộc Sơn Man, Sơn Tử và Cao Lan, mặc áo chàm xanh, tay áo rộng, hoặc áo màu trắng, để tóc dài, búi tóc nhọn; 03 chủng tộc Sơn Man, Sơn Bán và Sơn Miếu cũng thế; 02 chủng tộc Hán Văn và Bảo Toàn cắt tóc, chít khăn vải hoa, áo xanh, quần vắn…”[17.tr.335].

Còn theo tác giả Ma Khánh Bằng: “Tên Sán Dìu từ Sơn Dao, thì người Sán Dìu vốn có nguồn gốc từ người Dao (?). Từ đó ta có thể suy đoán rằng: từ rất xa xưa, khối Dao bị bọn phương Bắc thống trị đã “bóp vụn” thành nhiều nhóm nhỏ, khiến cho mỗi nhóm phiêu bạt một nơi. Người Sán Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu ngày bên cạnh người Hán (phương Nam) nên dần dần mất dần tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao), tiếp thu một thổ ngữ Quảng Đông… Họ tiếp thu tiếng Hán trước khi di cư vào Việt Nam. Năm tháng đã làm nhạt nhòa những kí ức xa xăm, người Sán Dìu không nhận mình là người Hán, mà vẫn tự nhận mình là một tộc người riêng biệt. Đó chỉ là giả thiết và chủ yếu dựa vào tên tự gọi của họ. Còn nay, ta khó nhận thấy ở người Sán Dìu có những văn hóa Dao… Các nhà bác học Liên Xô (cũ) lại xếp Sán Dìu vào nhóm trong ngữ hệ Hán - Tạng”[13.tr.15 - 17].

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: “Người Sán Dìu ở Việt Nam có dân số 146.821 người, có mặt tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên (44.131 người, chiếm 30,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Vĩnh Phúc (36.821 người, chiếm 25,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Bắc Giang (27.283 người)...”.

“Dân tộc Sán Dìu chủ yếu sống ở miền trung du các tỉnh Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương (tổng cộng khoảng 97%). Một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, thành các làng hay sống rải rác tại các tỉnh thành khác…”[50].

Ở tỉnh Thái Nguyên người Sán Dìu chủ yếu sống ở các huyện, thị xã, xã như: Huyện Đồng Hỷ, Thị xã Trại Cau, xã Phúc Trìu, xã Phúc Hà… Người Sán Dìu có các tên gọi như: San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân), Mán Quần cộc, Mán Váy xẻ... tổ tiên của người Sán Dìu đã đến các vùng núi “lập trại” khai hoang lập nghiệp hàng trăm năm nay chính bởi đặc trưng về văn hóa, đời sống nên người Sán Dìu còn các tên gọi khác như Trại, Trại Ðất. Với các tên gọi khác

nhau như vậy cho chúng ta thấy dân tộc Sán Dìu có vốn văn hóa vô cùng phong phú, đó là sự hòa quyện của văn hóa Trung Hoa với văn hóa Việt Nam.

Người Sán Dìu nói tiếng thổ ngữ Hán Quảng Ðông (ngữ hệ Hán - Tạng), theo Nhà nghiên cứu Diệp Trung Bình cho biết: “Người Sán Dìu không như một số tộc người khác là ở mỗi vùng có tiếng nói khác nhau. Người Sán Dìu đồng nhất về mặt ngôn ngữ. Tuy nặng nhẹ một chút nhưng nói hiểu nhau hết, hát giao duyên cùng với nhau được. Ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Hán - Tạng. Chia nhỏ ra là nhóm Hán. Tiếng này là thổ ngữ Quảng Đông, gần với tiếng dân tộc Sán Chay. Nó không giống tiếng Dao nhưng lại thuộc ngôn ngữ Quảng Đông”[51]. Dân tộc Sán Dìu ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… đều nói ngôn ngữ giống nhau. Tuy nhiên, ở Thái Nguyên tiếng Sán Dìu phát âm nhẹ hơn, dễ nghe hơn. Bởi vì khi người Sán Dìu di cư sang Việt Nam họ có sự hòa nhập về văn hóa nên ngôn ngữ cũng một phần nào bị Việt hoá. Cũng giống như các dân tộc anh em khác, họ có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú.

Về mặt văn hóa tín ngưỡng đồng bào theo thuyết “vạn vật hữu linh”, tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Đạo)... Họ quan niệm: con người có hai phần đó là linh hồn và thể xác, thể xác chỉ là cái tạm thời, lúc mất đi, chỉ còn linh hồn tồn tại vĩnh cửu. Bởi thế, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được đồng bào coi trọng và đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Sán Dìu còn thờ các thần: thần cửa, thổ công, vua bếp... Đây được coi là các vị thần bảo hộ, không cho ma quỷ vào trong nhà, phù trợ cho mọi thành viên trong gia đình luôn mạnh khoẻ. Những gia đình có con nhỏ hay người trong thời kỳ sinh nở đều có bàn thờ mụ (Pha công, pha mủ). Mặt khác của tín ngưỡng dân tộc Sán Dìu còn có khái niệm “cúi” (ma). Khái niệm này dùng để chỉ chung các thần, thánh, tổ tiên và ma quỷ dữ, nhưng cũng có sự phân biệt rõ ma lành (hén cúi) là thần thánh, Phật, tổ tiên... và ma dữ (thoọc cúi) là cô hồn, người chết không nơi thờ phụng.

Đối với lễ tết của đồng bào Sán Dìu ngoài ăn tết âm lịch chung còn thể hiện nét rất riêng, một năm họ có hai cái tết lớn, thứ nhất là tết Thanh Minh vào tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày này con cháu sẽ đến nhà trưởng họ và mọi người cùng đi tảo mộ và cầu một năm mùa màng bội thu, con cháu mạnh khỏe. Tết thứ hai là Đông Chí thường hay gọi lễ cúng cơm mới, đây là ngày để tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)