Về quy trình tín dụng đối với khách hàng vay vốn phát triển kinh tế vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 92 - 95)

3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đố

3.2.4.4. Về quy trình tín dụng đối với khách hàng vay vốn phát triển kinh tế vườn

Hiện nay, khi cho vay phát triển kinh tế vườn, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre áp dụng quy trình cho vay của Agribank ban hành dành cho đối tượng vay vốn nông nghiệp nông thôn. Việc áp dụng quy trình tín dụng này đối với cho vay phát triển kinh tế vườn như hiện nay là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, từng bước tăng trưởng dư nợ theo hướng an toàn, bền vững, chất lượng tín dụng luôn được giữ vững ở mức độ an toàn, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng đối lĩnh vực này như sau:

 Từng bước tiêu chuẩn hóa quy trình tín dụng, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn: Quy trình tín dụng được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: từ khi khởi đầu

cho vay đến khi phát tiền vay; Giai đoạn 2: giám sát trong quá trình cho vay; Giai đoạn 3: thu nợ. Như chúng ta đã biết, khi người đi vay sản xuất kinh doanh thua lỗ đều có dấu hiệu báo trước, ngân hàng không thu hồi được nợ là do không có sự theo dõi, giám sát nên không nhận biết sớm được thông tin. Chính vì vậy mà định lượng rủi ro thường xuyên phải được coi là công việc quan trọng trong quy trình tín dụng. So với trước đây hồ sơ, thủ tục vay vốn đã được cải thiện nhiều, song trên thực tế vẫn còn phức tạp, rườm rà và một số quy định vẫn mang tính hình thức. Do vậy, cần kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền và ngân hàng cấp trên tiếp tục nghiên cứu để cải tiến và đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn nhưng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp ngân hàng và khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả trong đầu tư tín dụng.

 Các chi nhánh Agribank trên địa bàn cần phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội cấp xã để tiến hành phổ biến, tuyên truyền về thủ tục vay vốn, hướng dẫn người dân trong việc lập hồ sơ vay vốn. Thông qua hoạt động phối hợp thực hiện Nghị quyết liên tịch, Thỏa thuận liên ngành giữa Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre và các Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ ở cơ sở, các Ban Quản lý tổ nghề nghiệp cũng là điều kiện để hướng dẫn về thủ tục vay vốn để người dân trên địa bàn được vay vốn kịp thời, đầy đủ và tiết kiệm chi phí.

 Thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt: Hầu như tài sản được dùng đảm bảo tiền vay chủ yếu là quyền sử dụng đất khu vực nông thôn. Giá trị tài sản thế chấp này được ngân hàng định giá không cao (áp dụng theo khung giá do UBND tỉnh định theo từng thời kỳ), không đủ để đảm bảo cho nhu cầu vốn của người dân. Để tạo điều kiện cho người dân vay vốn và ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với hộ dân làm kinh tế vườn, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, rút kinh nghiệm từ thực tế về đảm bảo tiền vay phù hợp với thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh và hoàn cảnh thực tế của người dân trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. Theo đó, Agribank nơi cho vay nên áp dụng cơ chế đảm bảo tiền vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng làm kinh tế vườn cũng như kết hợp nhiều biện pháp bảo đảm

tiền vay trong một món vay thay vì chỉ dựa trên tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của chính người vay như: cho vay không đảm bảo bằng tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

 Kết hợp hài hòa giữa các hình thức cho vay trực tiếp với hình thức cho vay gián tiếp: Số lượng khách hàng của Agribank là đại đa số hộ nông dân, mỗi cán bộ tại địa bàn nông thôn thường có số lượng hồ sơ rất lớn trong khi đa số các khoản vay để phát triển kinh tế vườn thường là những món vay nhỏ, lực lượng cán bộ tín dụng nông thôn của Chi nhánh chưa thể đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu vay của người dân. Để mở rộng đầu tư vốn đầy đủ và kịp thời cho người dân, Agribank cần phải kết hợp hài hòa giữa các hình thức cho vay:

- Cho vay trực tiếp đến người dân có quy mô sản xuất lớn, nhu cầu vốn lớn; - Cho vay gián tiếp thông qua thành lập các tổ, nhóm vay vốn sản xuất tại địa phương. Việc thực hiện cho vay thông qua tổ vay vốn (tổ nghề nghiệp) của Hội Nông dân và Hội liên hiệp Phụ nữ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn để khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Ngân hàng sẽ phối hợp với các tổ nghề nghiệp tiếp cận, nắm bắt nhu cầu sản xuất để định hướng đầu tư cho vay, ưu tiên vốn tín dụng đầu tư vào những thị trường thích hợp. Phối hợp với các tổ nghề nghiệp trong việc lựa chọn khách hàng, kiểm tra, thẩm định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ, xử lý nợ...

 Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ủy thác đầu tư từ nước ngoài, của Chính phủ để đầu tư cho vay phát triển kinh tế vườn, là điều kiện để giảm lãi suất tiền vay cho khách hàng.

 Mở rộng các hình thức cho vay đối với lĩnh vực phát triển kinh tế vườn như theo hạn mức tín dụng, lưu vụ để người dân luôn chủ động vốn trong tái sản xuất, giảm thiểu áp lực trả nợ cho ngân hàng.

 Định lượng rủi ro phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quy trình tín dụng: Việc áp dụng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng cần được thực hiện một cách thường xuyên và trong suốt quy trình tín dụng nhằm hạn chế các hậu quả xấu liên quan đến khoản vay dễ đi đến mất mát và thiệt hại về tài sản. Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ, nhằm kịp thời

phát hiện và chấn chỉnh ngay những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện. Thường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ trong hạn, nợ quá hạn để xác định nợ tiềm ẩn trong kinh doanh và từ đó có giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế phát sinh nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 92 - 95)