Phát triển kinh tế vườn tạo nên “văn minh miệt vườn”, góp phần xây dựng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 26 - 27)

1.1. Cơ sở lý thuyết về kinh tế vƣờn

1.1.3.6. Phát triển kinh tế vườn tạo nên “văn minh miệt vườn”, góp phần xây dựng,

dựng, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới ở nông thôn:

Trải qua bao gian khổ để khai hoang lập vườn, từng bước chinh phục thiên nhiên, vùng đất sình lầy thành miệt vườn của người dân Nam Bộ. Trong quá trình đó, công cụ làm vườn luôn được sáng tạo cho phù hợp với công việc, mùa vụ và đối tượng lao động, đồng thời làm tăng năng suất lao động. Văn minh miệt vườn đã dần hình thành và gắn bó với người dân bao đời, thể hiện không chỉ ở nông cụ mà còn ở những câu ca dao, câu vè, thi ca, những món ăn dân dã, kiến trúc nhà cửa, tính ngưỡng,… ăn sâu vào tâm thể người dân miệt vườn. Bên cạnh đó, văn minh miệt

vườn còn là sự bảo tồn văn hóa tổ tiên bao đời để lại. Đó là đức tính cần cù trong lao động, tinh thần yêu quê hương, đất nước, tinh thần sáng tạo và chinh phục thiên nhiên, cải tạo đất đai, sông nước, hòa nhập với thiên nhiên, đồng thuận, bao dung và hòa hợp với văn hóa của các dân tộc khác.

Ngày nay, vườn còn là địa bàn nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất (lai tạo giống cây trồng, chăm sóc cây, nghiên cứu thực nghiệm, đưa máy móc thiết bị vào phát triển sản xuất nhằm giải phóng sức lao động,…). Còn là nơi trình diễn sản xuất, du lịch sinh thái, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Sự phát triển của kinh tế vườn và lợi ích của nó mang lại vừa góp phần hình thành, củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế-xã hội, khoa học-kỹ thuật, vừa yêu cầu liên kết, hợp tác chặt chẽ lẫn nhau tạo thành cộng đồng kinh tế. Trước đây, để phát triển kinh tế vườn, từ các tổ chức, chính quyền địa phương và đến người dân mạnh ai nấy làm, nhiều lúc cạnh tranh lẫn nhau gay gắt. Ngày nay, tại các vùng chuyên canh cây ăn trái, sản xuất giống, hàng tiểu thủ công mỹ nghệ,… các chủ thể kinh tế đang từng bước hợp tác, liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như áp dụng loại hình trồng trọt mới: VietGAP, GlobalGAP, hình thành hợp tác xã sản xuất và thu mua,… trong đó luôn có sự hiện diện và hỗ trợ của chính quyền địa phương nhằm phát triển kinh tế vườn bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 26 - 27)