Thực trạng phát triển kinh tế vƣờn của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 44)

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế vƣờn của tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh nằm giữa bốn bề sông nước, xen lẫn với đồng ruộng và vườn cây ăn trái xanh tươi. Khi đặt chân tới Bến Tre, ta sẽ có cơ hội được khám phá vùng

đất thuộc hạ lưu và cửa sông Cửu Long với các vùng sinh thái tự nhiên như: vùng sinh thái nước ngọt gồm các cồn, vùng dân cư ven sông Tiền, sông Hàm Luông, với những vườn cây trái, làng hoa cây cảnh,... Với những đặc điểm như vậy, Bến Tre có điều kiện để phát triển kinh tế vườn mạnh mẽ trong tương lai

Từ sáng kiến cải tạo thiên nhiên cộng với sức lao động cần cù nhẫn nại của người dân bao thế hệ đã hình thành nên những khu vườn xanh, tươi tốt. Việc xác định cơ cấu cây trồng trên đất vườn và phát triển nghề làm vườn đòi hỏi người dân nơi đây phải luôn tìm tòi, phát hiện những bí ẩn sinh học của các loại cây trồng, biết di thực và lai tạo giống cho thích hợp trên vùng đất mới, biết bố trí cây trồng trong vườn phù hợp cho sự phát triển của cây và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất ở từng vùng, từng loại đất. Kinh nghiệm đã có về nghề làm ruộng, trồng giồng không thể áp dụng cho nghề làm vườn. Điều kiện sản xuất mới đòi hỏi người dân phải biết suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, phát hiện cái mới. Cần cù nhẫn nại chưa đủ mà còn phải có kiến thức cần thiết trong sản xuất. Lao động không giản đơn mà lao động phải thông minh. Chính do đặc điểm này mà người dân làm vườn sớm phát hiện và biết khai thác nhiều tầng sinh thái, từ khai thác đơn giản ba tầng đã tiến đến khai thác năm tầng. Ngày nay trong một khu vườn áp dụng công thức nuôi trồng: dừa, cây ăn trái, tổ ong, mô nấm, liếp rau, ao cá, chuồng gia súc không còn là điều mới lạ, mà là công thức nuôi trồng phổ biến. Nghề vườn còn chia ra hai ngành: ngành trồng cây và ngành ương cây. Khu vực Cái Mơn-Vĩnh Thành phát triển ngành ương cây, chiết và ghép cây, lai và tạo giống cây từ những năm 1930. Ngành ương và ghép cây thể hiện một bước tiến quan trọng của nghề vườn, từ kinh nghiệm tiến đến kết hợp với tri thức khoa học. Trong vòng ba thế kỷ, ba cù lao hoang vắng đã trở thành ruộng vườn, làng xóm trù phú như ngày nay quả thật là một kỳ công của lao động, một chiến công chinh phục thiên nhiên hết sức vĩ đại của các thế hệ con người đã nối tiếp nhau khai phá đất Bến Tre.

Kinh tế vườn phát triển làm cho đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của người dân miệt vườn cũng dần đổi mới và phát triển. Việc phát triển kinh tế vườn không chỉ để giữ cho quê hương Bến Tre luôn ngập tràn màu xanh của hoa, cây trái,

của câu hò, giọng hát ngày xưa,... mà còn mục tiêu phát triển đời sống kinh tế, văn hóa của người dân miệt vườn Bến Tre thêm trù phú, làm cho người nông dân luôn gắn bó với mảnh vườn của họ, yên tâm lao động và sản xuất.

Phát triển kinh tế vườn tại tỉnh cũng đồng hành với bao thăng trầm, khó khăn và thử thách. Người dân cứ lay hoay, đắng đo với việc trồng cây gì, cải tạo đất ra sao, do chủ yếu là vườn dừa và cây dừa vẫn là cây chủ đạo. Năm 2010 diện tích trồng cây ăn quả đạt 32.050 ha, đến cuối năm 2014 còn lại là 28.481 ha (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Diện tích vƣờn cây ăn quả của tỉnh Bến Tre từ năm 2010-2014.

Đơn vị tính: Ha. Đơn vị Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Thành phố Bến Tre 1.893 1.656 1.156 1.145 1.139 Huyện Ba Tri 334 302 320 317 311 Huyện Bình Đại 2.105 2.060 1.995 2.015 2.037

Huyện Giồng Trôm 4.472 4.188 3.976 3.980 3.983

Huyện Châu Thành 9.111 8.956 8.395 8.370 8.359

Huyện Mỏ Cày Nam 1.309 1.139 950 961 955

Huyện Mỏ Cày Bắc 3.533 3.109 2.939 2.969 2.971

Huyện Thạnh Phú 311 227 204 204 201

Huyện Chợ Lách 8.982 8.537 8.500 8.517 8.525

Tổng cộng 32.050 30.174 28.435 28.478 28.481

Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre từ năm 2012-2014 (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre 2012-2014).

Diện tích vườn cây có sự thu hẹp chủ yếu là do hiện tượng nước mặn xâm nhập sâu, người dân phải chuyển đổi vườn cây ăn trái thành đất sản xuất hoa màu ngắn ngày hoặc cây trồng khác có khả năng chịu mặn và phèn. Do vậy, diện tích cây trồng bị thu hẹp dần, theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre năm 2014, UBND tỉnh Bến Tre đã viện dẫn:

- Đối với cây cam, theo kinh nghiệm nhà vườn, việc trồng cam có nhiều rủi ro, cây trồng kén chọn đất và tính bền vững không cao, chu kỳ sống trung bình từ 3- 5 năm. Cây cam không thể trồng lâu dài trên cùng một diện tích đất. Thực tế cho thấy, trong hai năm gần đây, nhiều chủ vườn cam có xu hướng chuyển đổi cây cam

sang trồng dừa, do vậy, đã làm cho diện tích đất trồng cam trong những năm qua bị giảm đi chủ yếu ở huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm.

- Đối với cây sầu riêng, cứ bị nước ngập thường xuyên hoặc nước ngập không thoát kịp thời thì cây sẽ chết sau đó, nếu cây sống sẽ cho năng suất và chất lượng trái thấp; Đối với cây nhãn, chủ yếu là do người dân chuyển sang nuôi tôm nên diện tích vườn nhãn khu vực huyện Bình Đại luôn giảm súc trong nhiều năm.

Mặt khác, giảm diện tích vườn cây ăn trái một phần là do tốc độ đô thị hóa nhanh và việc mở rộng các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh (đến cuối năm 2014 là 1.370,37 ha, quy hoạch đến năm 2020 tăng thêm 533,3 ha theo Quyết định số 1146/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre ngày 19/06/2012).

2.2.2. Khảo sát nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vƣờn của tỉnh Bến Tre

Để đánh giá nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vườn trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, tác giả đã thực hiện việc khảo sát người dân tại một số địa phương trong tỉnh nhằm đánh giá nhu cầu vốn của người dân so với số vốn được ngân hàng phê duyệt cho vay có đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân hay không. Từ đó, đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay phát triển kinh tế vườn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre.

2.2.2.1. Về quy trình khảo sát:

Bước 1: Xây dựng phiếu khảo sát. Với mục đích nắm bắt được nhu cầu vốn của người dân làm kinh tế vườn, chủ yếu biết được loại hình trồng trọt mà người dân đang thực hiện cũng như việc sử dụng giống cây trồng, khả năng tiêu thụ nông sản, chi phí mà người dân đã đầu tư vào vườn, nhu cầu vốn của họ là bao nhiêu. Với những yêu cầu đó, tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát (theo Phụ lục 1) để thống kê, phân tích, đánh giá về nhu cầu vốn trong phát triển kinh tế vườn.

Bước 2: Xác định mẫu dự tính. Việc khảo sát chỉ tập trung vào những địa bàn phát triển về kinh tế vườn và dựa vào năng lực ngân sách của đề tài, tác giả chọn kích thước mẫu là 150. Mẫu điều tra của đề tài được chọn theo phương pháp xác xuất ngẫu nhiên đơn giản. Sau khi chốt danh sách khách hàng khu vực nông thôn làm kinh tế vườn của Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre tại thời điểm 31/12/2014, tác

giả đánh số và sử dụng hàm ngẫu nhiên để lựa chọn ra danh sách khảo sát có số thứ tự từ 1 đến 150, đảm bảo mọi khách hàng đều có xác xuất được chọn là như nhau.

Bước 3: Tiến hành điều tra. Từ danh sách mẫu được chọn, tác giả tiến hành phân phối phiếu khảo sát cho các nhân viên quản lý khách hàng thực hiện điều tra tại từng Agribank Chi nhánh loại III trực thuộc. Trước khi các nhân viên thực hiện điều tra, tác giả trao đổi làm rõ mục đích của phiếu khảo sát cũng như cách thức điền vào phiếu khảo sát cho họ nắm. Tất cả các phiếu khảo sát đều được các nhân viên này khảo sát trực tiếp với khách hàng (nhân viên gặp trực tiếp khách hàng gửi phiếu khảo sát, khách hàng trả lời và gửi lại cho nhân viên liền ngay sau đó). Ngay sau khi hoàn tất, được Agribank Chi nhánh loại III (phòng Kế hoạch kinh doanh) tập hợp lại và gửi về cho tác giả.

Bước 4: Thu nhận kết quả điều tra. Với tổng số 150 phiếu phát ra, kết quả thu về được 150 phiếu, đạt tỉ lệ 100%. Ngay sau khi nhận được kết quả, tác giả tiến hành nhập liệu để thống kê, phân tích và đánh giá.

Bước 5: Xử lý dữ liệu. Việc xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Microsoft Excel và tiến hành lập các công thức để thống kê theo những yêu cầu khi xây dựng phiếu khảo sát.

2.2.2.2. Kết quả khảo sát:

Kết quả khảo sát nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vườn trên địa bàn tỉnh Bến Tre được thống kê tại Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vƣờn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Đơn vị: Triệu đồng. Địa bàn khảo sát Kết quả khảo sát Số hộ khảo sát Diện tích vƣờn (ha) Chi phí sản xuất dự kiến Nhu cầu vốn vay Dƣ nợ vay Huyện Bình Đại 24 22,89 7.846 6.110 5.710 Huyện Châu Thành 54 41,84 20.816 13.860 11.975 Huyện Chợ Lách 49 25,67 21.013 14.690 11.550 Huyện Mỏ Cày Bắc 23 15,86 11.111 5.360 5.060 Tổng cộng 150 106,26 60.786 40.020 34.295

Qua kết quả khảo sát, nhu cầu vốn để phát triển kinh tế vườn của người dân là cần thiết. Một số địa bàn khảo sát có dư nợ cho vay thấp hơn so với nhu cầu của người dân, chỉ đáp ứng 85,69% và chiếm 56,42% chi phí sản xuất dự kiến. Thông qua việc khảo sát nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vườn, tác giả cũng thống kê theo một số tiêu chí nhằm đánh giá tình hình sản xuất của người dân sau:

- Mô hình vườn chuyên canh là sự lựa chọn của đông đảo người dân làm vườn với 102 lựa chọn. Tuy nhiên vẫn còn những hộ dân theo mô hình vườn tạp với 31 lưạ chọn. Đặc biệt, người dân đã biết kết hợp vườn với kinh doanh: du lịch miệt vườn, mua bán, sản xuất,… với 17 lựa chọn (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Thống kê số hộ theo loại hình trồng trọt.

Địa bàn khảo sát

Loại hình trồng trọt Chuyên

canh Vƣờn tạp Kinh doanh tổng hợp Khác

Huyện Bình Đại 24 0 0 0

Huyện Châu Thành 45 7 2 0

Huyện Chợ Lách 33 1 15 0

Huyện Mỏ Cày Bắc 0 23 0 0

Tổng cộng 102 31 17 0

Nguồn: Thống kê khảo sát.

- Việc tổ chức sản xuất của người dân chủ yếu là tự thực hiện theo tập quán, hoặc chạy theo số đông đi trước với 100% lựa chọn, việc áp dụng các quy trình sản xuất như VietGAP, GlobalGAP chưa có sự quan tâm của người dân (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Thống kê số hộ thực hiện theo quy trình.

Địa bàn khảo sát Quy trình tổ chức sản xuất VietGAP GlobalGAP Tự thực hiện Khác Huyện Bình Đại 0 0 24 0 Huyện Châu Thành 0 0 54 0 Huyện Chợ Lách 0 0 49 0 Huyện Mỏ Cày Bắc 0 0 23 0 Tổng cộng 0 0 150 0

Nguồn: Thống kê khảo sát.

- Phát triển kinh tế vườn chủ yếu do người dân tự ý thức và tự thực hiện (có đến 139 hộ tự chủ về giống); việc hỗ trợ của chính quyền các cấp, các tổ chức nghề

nghiệp rất thấp (4 hộ nhận được hỗ trợ về giống); 7 hộ còn lại theo khảo sát là mua giống cây trồng trên thị trường nhưng quy kết vẫn là tự thực hiện (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Thống kê số hộ thực hiện

phát triển kinh tế vƣờn theo nguồn giống cây trồng.

Địa bàn khảo sát Giống cây trồng

Tự chủ Có hỗ trợ Khác Huyện Bình Đại 24 0 0 Huyện Châu Thành 43 4 7 Huyện Chợ Lách 49 0 0 Huyện Mỏ Cày Bắc 23 0 0 Tổng cộng 139 4 7

Nguồn: Thống kê khảo sát.

- Tiêu thụ hàng nông sản chủ yếu do người dân tự tìm kiếm (149 hộ), chỉ có 1 hộ nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền, tổ chức nghề nghiệp (Bảng 2.6).

Bảng 2.6: Thống kê số hộ thực hiện

phát triển kinh tế vƣờn theo khả năng tiêu thụ hàng nông sản. Địa bàn khảo sát

Thống kê về khả năng tiêu thụ sản phẩm Tự tìm ngƣời mua Có hỗ trợ Khác Huyện Bình Đại 23 1 0 Huyện Châu Thành 54 0 0 Huyện Chợ Lách 49 0 0 Huyện Mỏ Cày Bắc 23 0 0 Tổng cộng 149 1 0

Nguồn: Thống kê khảo sát.

- Đánh giá về mặt đi lại và vận chuyển (giống, phân, thuốc, hàng nông sản,…), nhìn chung đều thuận lợi về đường bộ hoặc đường sông (Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Thống kê về đánh giá về mặt giao thông nông thôn.

Địa bàn khảo sát Thuận tiện

Đƣờng bộ Đƣờng sông Khó khăn Huyện Bình Đại 24 0 0 Huyện Châu Thành 51 3 0 Huyện Chợ Lách 48 1 0 Huyện Mỏ Cày Bắc 23 0 0 Tổng cộng 146 4 0

- Điện khí hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến cuối năm 2014 hoàn thành 100%, không có hộ dân nào không sử dụng điện quốc gia. Trong phát triển kinh tế vườn cũng vậy, người dân còn sử dụng điện phục vụ cho mục đích kinh doanh, vận hành máy móc thiết bị với 90 hộ (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Thống kê về đánh giá về sử dụng điện.

Địa bàn khảo sát Sử dụng điện Thắp sáng và thiết bị SHGĐ Phục vụ cho kinh doanh, máy móc,… Khác Huyện Bình Đại 13 11 0 Huyện Châu Thành 18 36 0 Huyện Chợ Lách 6 43 0 Huyện Mỏ Cày Bắc 23 0 0 Tổng cộng 60 90 0

Nguồn: Thống kê khảo sát.

- Phát triển kinh tế vườn đã thúc đẩy người dân giữ đất, giữ vườn, tránh tình trạng khan hiếm lao động trong nông nghiệp do làn sóng di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị, vào các khu, cụm công nghiệp. Việc phát triển kinh tế vườn đòi hỏi phải có một lực lượng lao động thường xuyên, không chỉ sử dụng lao động trong gia đình mà còn phải thuê mướn thêm, có đến 35 hộ thuê mướn thêm 88 lao động (Bảng 2.9).

Bảng 2.9: Thống kê về đánh giá về sử dụng lao động.

Địa bàn khảo sát Sử dụng lao động Gia đình Thuê Số hộ Số lao động Số hộ Số lao động Huyện Bình Đại 9 26 15 49 Huyện Châu Thành 38 114 16 34 Huyện Chợ Lách 45 102 4 5 Huyện Mỏ Cày Bắc 23 71 0 0 Tổng cộng 115 313 35 88

2.3. Tình hình hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2.3.1. Đôi nét về Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2.3.1. Đôi nét về Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre

Ngày 26/03/1988 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Bến Tre được thành lập theo Quyết định số 39/NH-TCCB của Thống đốc NHNN Việt Nam. Từ lúc thành lập Chi nhánh có mạng lưới gồm: 01 Hội sở tỉnh và 07 Chi nhánh huyện trực thuộc với 547 cán bộ công nhân viên. Lực lượng cán bộ nhân viên đông, trình độ không đồng đều và còn hạn chế như đại học chỉ chiếm 6,40% tổng số cán bộ nhân viên, trung học chiếm 69,00% tổng số cán bộ nhân viên, sơ học chiếm 20,00% tổng số cán bộ nhân viên, còn lại 4,60% chưa qua đào tạo. Nguồn vốn hoạt động khoảng 3.140 triệu đồng với dư nợ khoảng 15.036 triệu đồng, chủ yếu là dư nợ của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, làm ăn kém hiệu quả, thường xuyên lỗ, nợ quá hạn có lúc lên đến 50-60% trên tổng dư nợ.

Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tỉnh Bến Tre là đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Chi nhánh Bến Tre có mạng lưới gồm 01 Hội sở tỉnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 44)