Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo tính chất nguồn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 62)

phân theo tính chất nguồn huy động.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Loại tiền gửi Năm

2010 2011 2012 2013 2014 Dân cư 2.727 3.713 4.925 5.459 6.313 Kho bạc Nhà nước 251 55 62 49 124 Tổ chức kinh tế - xã hội 100 75 172 233 219 Tổ chức tín dụng 178 200 218 230 161 Tổng cộng 3.256 4.043 5.377 5.971 6.817

Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015, trang 3).

Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đến cuối năm 2014 đạt 6.817 tỷ đồng, đáp ứng 97,32% nhu cầu vốn hoạt động, so với năm 2010 thì nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 3.561 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 209.37%. Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, thể hiện tính chủ động của chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế địa phương nói chung, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vườn nói riêng.

Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre hiện nay tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt, tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng giảm nghiêm trọng qua các năm và hiện chiếm 1,66% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương và tỷ trọng này tăng dần qua các năm, đến cuối năm 2014 chiếm hơn 89,51% tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Đây cũng là yếu tố gây khó khăn trong việc chủ động nguồn vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu vay trung dài hạn của người dân để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới giống cây trồng, trang bị thiết bị phục vụ sản xuất,... nhằm phát triển kinh tế vườn.

2.4.3.2. Vốn vay Agribank:

Trong giai đoạn đầu mới thành lập, vốn vay từ Agribank là nguồn vốn chủ yếu mà Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre sử dụng để đầu tư cho vay. Trong những

năm gần đây, việc sử dụng vốn điều hòa từ trụ sở chính giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nhu cầu vốn, Chi nhánh đang dần hướng đến tự chủ cân đối nguồn vốn (Bảng 2.14). Bảng 2.14: Sử dụng vốn điều hòa từ trụ sở chính. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Sử dụng vốn trụ sở chính 837 606 96 432 385 Tỷ lệ Sử dụng vốn trụ sở chính 18,70% 12,80% 1,80% 6,90% 5,50%

Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015, trang 3).

Tỷ lệ cho vay bằng vốn huy động tại địa phương của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre không ngừng tăng qua các năm, từ 81,3% năm 2010 lên 94,50% năm 2014 (Biểu đồ 2.4). Giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn trung ương, gia tăng tỷ lệ sử dụng vốn huy động tại địa phương trong việc mở rộng tín dụng cho thấy Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đang dần hướng đến tự cân đối nguồn vốn, thực hiện tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn.

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015, trang 7).

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 18.70% 12.80% 1.80% 6.90% 5.50% 81.30% 87.20% 98.20% 93.10% 94.50% Tỷ lệ Năm Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ cho vay bằng vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2014

Cho vay bằng vốn huy động tại địa phương Cho vay bằng vốn trụ sở chính

2.4.3.3. Vốn ủy thác đầu tư:

Vốn ủy thác đầu tư tài trợ từ các dự án tài chính doanh nghiệp nông thôn (ADB), dự án tài chính nông thôn (RDF), dự án tín dụng nông nghiệp (AFDII), dự án phát triển nông nghiệp (IFAD). Đây là các nguồn vốn trung dài hạn được Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre nhận và đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có đầu tư vào phát triển kinh tế vườn (Bảng 2.15).

Bảng 2.15: Dƣ nợ cho vay từ vốn các dự án ủy thác đầu tƣ.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Dự án Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Phát triển cây ăn quả (ADB-1781) 78,68 72,03 72,80 56,76 56,99

Tài chính nông thôn (ADB-1457) 3,99 0 0 0 0

Tài chính nông thôn (RDF I-2855) 10,98 10,96 11,20 7,80 2,75 Tín dụng nông nghiệp (AFD II) 36,33 25,05 19,30 7,60 3,73 Phát triển nông nghiệp (IFAD) 23,07 35,23 48,47 50,70 89,79

Khí sinh học (ADB-2513) 0 2,92 3,68 2,59 2,86

Tổng cộng 153,05 146,19 155,45 125,45 156,12

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2015, trang 5).

2.4.4. Thực trạng cho vay phục vụ phát triển kinh tế vƣờn

2.4.4.1. Kết quả đạt được trong cho vay phục vụ phát triển kinh tế vườn trong thời gian qua:

Trên cơ sở chủ trương và chính sách phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chính sách hướng về địa bàn nông thôn của Agribank, Chi nhánh xây dựng chiến lược kinh doanh và đề ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hàng năm như sau:

 Về cấp tín dụng: Diện tích cây ăn trái năm 2014 tiếp tục tăng trở lại theo hướng nâng cao về chất lượng sản phẩm với tổng diện tích 28.481 ha chiếm 12,08% diện tích toàn tỉnh và chiếm 20,82% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sản lượng thu hoạch vào khoảng 303.000 tấn. Các loại giống cây ăn trái chất lượng và hiệu quả cao được người dân chú trọng hơn, từng bước thay thế dần vườn tạp và cây có giá trị thấp thành vườn chuyên canh, vườn kinh doanh tổng hợp có giá trị thu nhập

kinh tế cao hơn. Hiện nay, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cho sản phẩm ổn định như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, cam, xoài,… chiếm gần 45% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh. Như vậy, với 1.835 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển kinh tế vườn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre vẫn còn là một con số thấp, là mảnh đất màu mở để mở rộng dư nợ hữu hiệu trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng dư nợ phát triển kinh tế vườn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre được cải thiện trong những năm gần đây nhưng so với tổng dư nợ cũng chỉ ở mức 26,20% (Bảng 2.16).

Bảng 2.16: Dƣ nợ cho vay phát triển kinh tế vƣờn theo địa bàn.

Đơn vị: Tỷ đồng. Địa bàn Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Thành phố Bến Tre 24,00 40,10 61,00 74,30 82,40 Huyện Ba Tri 21,00 41,20 56,50 83,20 101,50 Huyện Bình Đại 57,40 70,40 132,80 149,70 162,00

Huyện Giồng Trôm 125,70 167,00 202,30 282,00 313,50 Huyện Châu Thành 139,30 176,00 205,70 263,10 293,40 Huyện Mỏ Cày Nam 66,00 96,30 101,60 161,90 178,60 Huyện Mỏ Cày Bắc 78,90 100,50 120,40 140,30 169,50

Huyện Thạnh Phú 31,00 39,40 41,70 65,50 71,30

Huyện Chợ Lách 203,70 258,10 343,00 451,00 462,80

Tổng cộng 747,00 989,00 1.265,00 1.671,00 1.835,00

Nguồn: Báo cáo thống kê của các chi nhánh Agribank trực thuộc (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2015, trang 1).

Năm 2010, vốn tín dụng Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đầu tư cho phát triển kinh tế vườn chiếm 19,30% trong tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, đến năm 2014 tỷ lệ này là 28,80%, số tuyệt đối tăng hơn 1.088 tỷ đồng (Biểu đồ 2.5). Bước đầu, việc cho vay phát triển kinh tế vườn chỉ đáp ứng nhu cầu vốn mua phân bón, trả tiền công chăm sóc. Trong những năm gần đây, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà còn đầu tư vốn trung dài hạn đáp ứng các nhu cầu: chuyển đổi giống cây trồng, cải tạo và gia cố hệ thống đê bao, cấp nước, mua sắm máy móc thiết bị, bạt phủ gốc, đầu tư hạ tầng phục vụ khách du lịch,… cho người dân làm vườn.

Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2015, trang 6).

Cơ chế cho vay phát triển kinh tế vườn được vận hành theo cơ chế cho vay phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Là NHTM hàng đầu trong thực hiện chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank cam kết cung ứng đủ vốn cho nhu cầu phát triển của khu vực này. Tùy theo nhu cầu vốn, quy hoạch của địa phương, loại cây trồng, khả năng quản lý của hộ gia đình, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre sẽ quyết định mức cho vay phù hợp. Đến cuối năm 2014, một số Chi nhánh Agribank tại các huyện có dư nợ cho vay phát triển kinh tế vườn cao, điển hình như chi nhánh huyện Chợ Lách là 25,20% trên tổng dư nợ cho vay, chi nhánh huyện Châu Thành là 16,00%, chi nhánh huyện Giồng Trôm là 17,10%,…

 Phát triển kinh tế vƣờn góp phần phát triển các loại hình sản xuất

kinh doanh khác: Sự ực của các cấp chính quyền đị

ời dân khai thác các lợi thế hiện có nhằm phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn qua các phong trào nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo,... người dân hưởng ứng và mạnh dạ ều mô hình kinh tế, trong đó có loạ

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 19.30% 24.30% 26.90% 30.00% 28.80% 80.70% 75.70% 73.10% 70.00% 71.20% Tỷ lệ Năm Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay phát triển kinh tế

vƣờn trong tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn

2010-2014. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn Dư nợ cho vay phát triển kinh tế vườn

ờn. Hiện nay, không chỉ phát triển kinh tế vườn, ngườ

hợp vườn với du lịch sinh thái miệt vườn, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hoa kiểng, cây giống,... (Bảng 2.17).

Bảng 2.17: Kết hợp vƣờn với ngành nghề khác. Đơn vị: Hộ gia đình. Vƣờn kết hợp Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tham quan, du lịch 23 31 45 71 92 Sản xuất thủ công mỹ nghệ 107 96 101 133 145 Hoa kiểng 160 209 220 225 231 Cây giống 156 170 182 185 193 Dịch vụ khác 10 14 17 19 27 Tổng cộng 456 520 565 633 688

Nguồn: Báo cáo thống kê của các chi nhánh Agribank trực thuộc (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2015, trang 2).

Trong những năm gần đây, việc mở rộng phát triển kinh tế vườn có hiệu quả, một số thương hiệu trái cây của địa phương đã vươn xa đến các tỉnh thành trên cả nước. Nhu cầu tìm hiểu văn hóa, con người nơi đây, tham quan, học tập kinh nghiệm,... từ đó các công ty kinh doanh du lịch đã có sự kết hợp với nhà vườn tổ chức những chương trình du lịch sinh thái về Bến Tre rất thành công. Đến với các chương trình này, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống gắn với sông nước, vườn cây ăn trái trĩu quả và thưởng thức những đặc sản xứ dừa, cùng những món quà thủ công mỹ nghệ từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân miệt vườn. Đóng góp vào những thành công đó có vốn đầu tư tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre vào phát triển kinh tế vườn và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển. Đến cuối năm 2014, nguồn vốn đầu tư này đạt 1.835 tỷ đồng, con số này tuy chưa nhiều nhưng hứa hẹn sẽ tăng trưởng cao ở những năm tới.

 Bảo lãnh ngân hàng: Chủ yếu là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị các hợp đồng cung cấp không lớn, chỉ đáp ứng nhu cầu của một số đơn vị cung cấp phân bón, hàng hóa, phương tiện, thiết bị,... cho người dân sử dụng. Dù phát sinh ít nhưng cũng đã góp phần đưa các tiện ích, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân hơn (Bảng 2.18).

Bảng 2.18: Bảo lãnh ngân hàng trong lĩnh vực phát triển kinh tế vƣờn.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Bảo lãnh Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Mua cây con giống 0 1,10 1,10 1,40 1,60

Mua phân, thuốc trừ sâu 0,50 0,90 1,00 1,70 1,80

Tổng cộng 0,50 2,00 2,10 3,10 3,40

Nguồn: Báo cáo thống kê của các chi nhánh Agribank trực thuộc (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2015, trang 2).

2.4.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng về chất lượng và mở rộng cho vay phục vụ phát triển kinh tế vườn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre

 Về chất lƣợng tín dụng:

Qua phân tích dữ liệu, chất lượng tín dụng trong cho vay phát triển kinh tế vườn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre được nhận định tốt, cụ thể:

- Hiệu suất sử dụng vốn năm 2014 tăng 0,04 so với năm 2010, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư cho vay vào phát triển kinh tế vườn;

- Tỷ lệ nợ quá hạn các năm đều thấp, nhỏ hơn mức quy định 3% và tổng nợ quá hạn năm 2014 là 0,81%, cho thấy triển vọng trong cho vay phát triển kinh tế vườn;

- Vòng quay vốn tín dụng năm 2014 tăng 0,16 vòng so với năm 2010 và tăng đều qua các năm, cho thấy việc đầu tư cho vay phát triển kinh tế vườn là an toàn;

- Hệ số lãi treo qua các năm thấp, dao động từ 0,01 đến 0,02 cho thấy nợ xấu trong cho vay phát triển kinh tế vườn thấp, điều đó cũng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn thấp (Bảng 2.19).

Bảng 2.19: Chỉ tiêu về chất lƣợng tín dụng trong cho vay phát triển kinh tế vƣờn.

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Hiệu suất sử dụng vốn 0,23 0,24 0,24 0,28 0,27 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,10% 0,20% 0,10% 0,30% 0,20% Vòng quay vốn tín dụng 1,25 1,40 1,37 1,39 1,41 Chỉ số lãi treo 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01

 Về mở rộng tín dụng:

Nhìn chung, mở rộng tín dụng trong cho vay phát triển kinh tế vườn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre có nhiều thuận lợi, thể hiện:

- Số lượng khách hàng vay phát triển kinh tế vườn tăng trưởng đều qua các năm, tỷ lệ tăng trên 3%/năm, cho thấy việc mở rộng tín dụng trong phát triển kinh tế vườn là có hiệu quả;

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ từ năm 2010 đến 2013 đặt tỷ lệ trên 20%, tuy nhiên, năm 2014 chỉ đạt mức tăng trưởng là 8,90% là do Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đang tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. Việc mở rộng tín dụng cũng nằm trong tiêu chí đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực cho vay, trong đó cho vay phát triển kinh tế vườn không vượt hơn 30% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn. Qua đó, tỷ lệ cho vay ở năm 2014 đạt 26,20% là phù hợp với tiêu chí này;

- Cũng như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay từ năm 2010 đến 2013 đặt tỷ lệ cao trên 20%, tuy nhiên, năm 2014 chỉ đạt mức tăng trưởng là 7,70% (Bảng 2.20).

Bảng 2.20: Chỉ tiêu về mở rộng tín dụng trong cho vay phát triển kinh tế vƣờn. trong cho vay phát triển kinh tế vƣờn.

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ tăng SLKH 4,70% 3,70% 4,60% 3,40% 5,90%

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ 37,60% 24,50% 21,80% 24,30% 8,90% Tỷ lệ tăng trưởng DSCV 37,40% 40,20% 24,90% 34,50% 7,70%

Tỷ lệ cho vay 16,70% 20,90% 23,90% 26,90% 26,20%

Nguồn: Tác giả phân tích.

2.5. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế vƣờn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre Chi nhánh tỉnh Bến Tre

2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc

2.5.1.1. Góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển nghề làm vườn tại địa phương địa phương

Trước đây, người dân thành lập vườn theo hình thức tự phát “thích cây gì thì trồng cây đó”, chủ yếu với mục đích tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu trong phạm vi

gia đình, nhiều hơn mới đem trao đổi với nhau hoặc mua bán ở những chợ nông thôn, thu nhập thấp. Hoặc chỉ chuyên trồng dừa, ít tốn công chăm sóc, thu nhập thấp nhưng mang tính ổn định.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà vườn tiên phong trong việc trồng trọt như: chuyên canh một loại cây ăn trái, phân chia thành từng khu vực trồng trọt với nhiều loại cây ăn trái khác nhau,... Đồng thời, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong, áp dụng công nghệ sinh học trong lai ghép, chiết cành, ươm tạo nguồn cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)