Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế vƣờn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 27)

1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng đối với kinh tế vƣờn

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

Từ khái niệm chung đó, có thể suy ra: Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế vườn là tín dụng được ngân hàng cung ứng cho các chủ thể kinh tế nhằm mục đích phát triển kinh tế vườn.

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế vƣờn

Vốn là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành trong nền kinh tế và hoạt động sản xuất phát triển kinh tế vườn cũng bị

chi phối rất nhiều từ yếu tố vốn. Vốn bao gồm cả vốn bằng tiền và các tài sản khác phục vụ cho sản xuất, tác động đến việc phát triển kinh tế vườn trên nhiều khía cạnh:

Vốn đầu tư vào cây con giống, máy móc, thiết bị, khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Vốn giúp người nông dân cải tạo đất trồng, bao đê chống ngập úng, chống ô nhiễm môi trường.

Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn để phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản.

Vốn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch vườn. Vốn là cơ sở để phát huy các nguồn lực khác,…

Trước đây, vốn của các hộ nông dân thường là vốn tự có hoặc huy động trong anh em, họ hàng, thành viên trong gia đình. Lượng vốn này thường rất nhỏ, chủ yếu để họ tổ chức sản xuất ở phạm vi nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây, nhận định tầm quan trọng của phát triển kinh tế vườn, Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách hỗ trợ, nhờ đó người dân làm vườn đã được quan tâm đầu tư phát triển, khả năng tiếp cận nguồn vốn của đối tượng này ngày một thuận lợi hơn, trong đó nguồn cung ứng vốn rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế vườn chính là vốn tín dụng từ các NHTM. Trong quá trình phát triển kinh tế vườn vốn tín dụng ngân hàng thể hiện vai trò quan trọng sau:

1.2.2.1. Tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng, chủ yếu nhất để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi đưa vào nền kinh tế nguồn vốn nhàn rỗi đưa vào nền kinh tế

Trong quá trình sản xuất hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra. Tín dụng ngân hàng góp phần phân phối điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Để phát triển kinh tế vườn, đòi hỏi người nông dân cần phải có nguồn vốn rất lớn mà khi cần thì không thể đáp ứng đủ, nếu tiết kiệm sẽ mất rất nhiều thời gian và cơ hội sản xuất cũng sẽ

giảm đi rất nhiều. Nếu không có tín dụng ngân hàng sẽ không thể tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh cũng như hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp.

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa tiết kiệm, tích lũy và đầu tư hay nói cách khác là làm trung gian giữa người cần vốn với người có tiền tạm thời nhàn rỗi để vốn có thể phục vụ cho quá trình sản xuất và đầu tư máy móc, công nghệ cho hiện đại hoá sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

1.2.2.2. Đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để thực hiện việc chuyển đổi giống cây trồng, áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp sạch cây trồng, áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp sạch

Để hàng nông sản có thể vươn xa đến khắp mọi miền đất nước cũng như xuất khẩu, đòi hỏi người nông dân phải luôn tìm tòi, học tập, áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp: cây giống, chế phẩm sinh học trong chăm sóc, bảo quản,... Trong khi việc tích lũy chưa cao thì tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng để giải quyết khó khăn về vốn cho người dân làm vườn.

Kinh tế vườn phát triển, sản lượng thu hoạch hàng nông sản ngày càng tăng, cần thiết phải mở rộng giao thương mua bán trên thị trường. Chỉ khi bán được hàng thì người nông dân mới có khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Chính quá trình giao thương với thị trường đã giúp cho nông dân hình thành những biện pháp tốt nhất để tiếp cận và thích nghi với thị trường như nâng cao chất lượng hàng nông sản, chuyển đổi giống cây trồng thích hợp với thời vụ, áp dụng kỹ thuật công nghệ sinh học mới, tiên tiến trong chăm sóc,… để hàng nông sản khi thu hoạch đạt chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường, thu được lợi nhuận cao.

1.2.2.3. Góp phần hình thành những mô hình sản xuất hiện đại, thay đổi tập quán sản xuất dựa trên những thành tựu của tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Tín dụng ngân hàng ngoài việc thúc đẩy sản xuất phát triển còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Vốn tín dụng tham gia vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Việc hình thành các cơ sở chế biến nông sản sẽ thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp. Từ đó lao động trong khu

vực này sẽ được chuyên môn hóa cao hơn, người sản xuất càng có động lực để thay đổi tập quán canh tác đã lạc hậu, áp dụng những mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiên tiến như VietGAP, GlobalGAP,...

1.2.2.4. Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành thị trường tài chính ở nông thôn

Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, với khoảng 10 triệu hộ sản xuất nông nghiệp đã sản xuất ra gần 50% tổng sản phẩm xã hội. Chuyển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa thì vấn đề đặt ra là phải hình thành thị trường đồng bộ ở nông thôn vì đây là một địa bàn rộng lớn, nơi có sức mua và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công nghiệp, vừa là nơi cung ứng sản phẩm hàng hóa, nông sản cho tiêu dùng cả nước, nguyên liệu cho chế biến và là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc hình thành thị trường tài chính ở nông thôn là một đòi hỏi thiết thực nhằm tạo động lực cho sự phát triển.

Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và hoạt động tín dụng cho nên tín dụng ngân hàng là cầu nối trung gian giữa người cần vốn và người cung ứng vốn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong việc điều hòa vốn này, hệ thống Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre có nhiều thuận lợi hơn vì có mạng lưới kinh doanh rộng khắp với hệ thống các Chi nhánh, Phòng giao dịch và Điểm giao dịch tới từng huyện và xã trong tỉnh.

1.2.2.5. Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn vực nông thôn

Với việc phát triển kinh tế vườn là cơ hội để người dân miệt vườn thay đổi bộ mặt kinh tế của mình nhưng đây cũng chính là lĩnh vực chịu nhiều tác động của thiên nhiên, dịch họa. Đầu tư vào vườn đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài,… do vậy, người dân cần được cấp tín dụng ưu đãi.

Đối với hộ nông dân, kết quả thu nhập chủ yếu trông chờ trên mảnh vườn mà họ canh tác, rủi ro rất lớn do phụ thuộc nhiều vào môi trường thiên nhiên. Đánh giá được việc cần vốn của người dân, sự thiếu hiểu biết trong cách tính toán lợi

nhuận,... là địa bàn tốt để các đối tượng cho vay nặng lãi, góp vốn, hụi hè phát triển mạnh mẽ, hoạt động đan xen lợi dụng lẫn nhau, gây ra nhu cầu khẩn trương giả tạo về tiền tệ.

Hiện nay, chính quyền địa phương và ngân hàng cũng rất quan tâm vấn đề này. Do vậy luôn tích cực trong khâu tuyên truyền người dân hiểu rõ các quy định của pháp luật và ngân hàng luôn công khai việc cho vay của mình trong đó có chính sách cho vay vốn trực tiếp tới người dân như nguồn nước mát làm dịu cơn khát vốn của người dân làm vườn. Tín dụng ngân hàng cho vay trực tiếp tới hộ, cùng với chế độ lãi suất ưu đãi không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn trong sản xuất mà còn khuyến khích người nông dân mở rộng đầu tư, làm giàu trên mảnh vườn của họ.

1.2.2.6. Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn hiện nay trong đó có phát triển kinh tế vườn

Với vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thông qua các chính sách như: hỗ trợ lãi suất, ưu đãi lãi suất và các điều kiện vay vốn cho nông dân. Song song đó, tín dụng ngân hàng cũng góp phần giúp Nhà nước định hướng nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và tăng hàm lượng chất xám cho sản phẩm.

1.2.2.7. Tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng và phát triển quan hệ giao lưu kinh tế giữa các vùng với nhau, giới thiệu và quảng bá hàng nông sản kinh tế giữa các vùng với nhau, giới thiệu và quảng bá hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước.

Bằng nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các cơ sở hoặc doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng nông sản có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, có nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, đồng thời mở rộng hoạt động giao thương đến các vùng miền trên cả nước, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp được ngân hàng cho vay vốn để thu mua, bảo quản, chế biến hàng nông sản để xuất khẩu ra nước ngoài. Ngân hàng không chỉ tài trợ thông qua cho vay vốn thuần túy mà còn tài trợ bằng các nghiệp vụ thương mại quốc tế

như bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng,… Bằng sự đa dạng hình thức tài trợ, hoạt động tín dụng ngân hàng đã thể hiện vai trò của mình trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế vườn ở mọi mặt.

1.2.2.8. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho ngành du lịch miệt vườn phát triển khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho ngành du lịch miệt vườn phát triển

Phát triển du lịch gắn với tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa, sản xuất của người dân miệt vườn là sự kết hợp hoàn hảo để các địa phương giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong đó có phát triển kinh tế vườn. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Ngoài nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng phần lớn các nhu cầu vốn để đầu tư vào lĩnh vực này.

1.2.2.9. Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống người nông dân, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội

Một mặt, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, dịch vụ ngày càng gia tăng góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dân. Mặt khác, tín dụng ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn, người dân thuận lợi hơn khi tìm việc làm, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ cho vay nặng lãi, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn.

1.2.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế vƣờn với phát triển kinh tế vƣờn

1.2.3.1. Nguồn vốn

NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm ngân hàng. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Tình hình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình huy động vốn của chính ngân hàng đó.

Trong cơ cấu vốn của ngân hàng ngoài phần vốn tự có, còn có vốn huy động, vốn vay và các nguồn khác. Một ngân hàng không thể chỉ hoạt động với nguồn vốn

tự có và vốn đi vay vì vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, còn vốn đi vay thì ngân hàng phải phụ thuộc vào đối tượng cho vay về thời hạn, số lượng và các chi phí khác, do đó có thể bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh.

Nguồn vốn huy động giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh. Vốn huy động ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của các ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng, giúp ngân hàng nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Nếu ngân hàng có nguồn vốn khả dụng lớn thì có thể chủ động mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian và thời hạn cho vay thậm chí trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới để phân tán rủi ro, thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn khả dụng của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạt động bảo lãnh hay trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. Thông thường các ngân hàng lớn có các khoản mục đầu tư, cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng tín dụng cũng lớn hơn. Nếu khả năng vốn của ngân hàng lớn thì ngân hàng có thể mở rộng quy mô khối lượng tín dụng, có thể tài trợ cho các dự án lớn và sẳn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng.

Nguồn cung vốn cho hoạt động tín dụng của các NHTM chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, bao gồm vốn tiết kiệm của cá nhân, vốn tích lũy và của các đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng chưa dùng, ngân sách nhà nước cho các tổ chức tín dụng vay,…

Nguồn vốn được các chi nhánh NHTM sử dụng để đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có đầu tư phát triển kinh tế vườn có thể chia thành các loại sau:

 Vốn huy động tại địa phương: nguồn vốn này là kết quả của việc cung cấp các sản phẩm nhận tiền gửi cho thị trường tiền tệ, nguồn vốn này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư tại các chi nhánh NHTM.

 Vốn vay từ NHTM cấp trên.

 Vốn ủy thác đầu tư từ các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.

1.2.3.2. Màng lưới hoạt động của các NHTM

Hệ thống màng lưới các NHTM đặt tại địa bàn nông thôn chính là kênh phân phối vốn đầu tư trực tiếp, phục vụ kịp thời nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể khu vực nông nghiệp nông thôn, trong đó có phát triển kinh tế vườn.

1.2.3.3. Đội ngũ nhân lực làm công tác tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 27)