Về tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 43 - 44)

Về kinh tế xã hội: Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp. Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp khoảng 179.672 ha, chiếm 76,11% diện tích đất tự nhiên. Hệ thống sông, rạch bao quanh tạo điều kiện thuận lợi cho Bến Tre trong phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi, đây còn là điều kiện thuận lợi để người dân Bến Tre phát triển kinh tế vườn: sản xuất hoa kiểng, cây giống và cây ăn trái nổi tiếng. Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng vùng đất Cái Mơn huyện Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước (khoảng 51.560 ha) (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre 2014).

Là tỉnh có 3 huyện giáp biển (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú) với 65 km chiều dài bờ biển, Bến Tre có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên biển phong phú. Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên nhiều lĩnh vực (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre 2014). Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các khu, cụm công nghiệp: Giao Long, An Hiệp

(huyện Châu Thành), Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm), Ba Tri (huyện Ba Tri) thu hút nhiều dự án đầu tư. Ngoài ra, có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng và phát triển lâu đời như: hàng thủ công mỹ nghệ, hoa kiểng, cây giống, chế biến hàng nông sản, thủy hải sản,… với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, không chỉ tạo ra thu nhập mà còn giải quyết được rất nhiều lao động tại chỗ. Đặc biệt, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Dân số và lao động: dân số trung bình vào năm 2014 của Bến Tre đạt 1,26 triệu người, với mật độ 534 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 126 ngàn người, chiếm tỷ lệ 10,00% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1,13 triệu người, chiếm tỷ lệ 90,00% dân số toàn tỉnh. Trong tổng dân số thì lực lượng lao động hiện chiếm tỷ lệ 64,54% với 812 ngàn người. Xét về độ tuổi lao động thì quy mô dân số trong độ tuổi lao động từ 15-59 tăng cao (chiếm 68% cơ cấu dân số). Tuy nhiên, trên bình diện chung chất lượng lao động còn hạn chế, trình độ chuyên môn-kỹ thuật của người dân đa số còn thấp, chưa bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên chỉ có 12,50%.

Mặc dù lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao lại chiếm tỷ trọng rất thấp, đa số là lao động phổ thông nên gặp rất nhiều khó khăn trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu. Từ đó tạo không ít rủi ro cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre khi đầu tư cho vay phát triển kinh tế vườn tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)