Đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để thực hiện việc chuyển đổi giống cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 29 - 30)

cây trồng, áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp sạch

Để hàng nông sản có thể vươn xa đến khắp mọi miền đất nước cũng như xuất khẩu, đòi hỏi người nông dân phải luôn tìm tòi, học tập, áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp: cây giống, chế phẩm sinh học trong chăm sóc, bảo quản,... Trong khi việc tích lũy chưa cao thì tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng để giải quyết khó khăn về vốn cho người dân làm vườn.

Kinh tế vườn phát triển, sản lượng thu hoạch hàng nông sản ngày càng tăng, cần thiết phải mở rộng giao thương mua bán trên thị trường. Chỉ khi bán được hàng thì người nông dân mới có khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Chính quá trình giao thương với thị trường đã giúp cho nông dân hình thành những biện pháp tốt nhất để tiếp cận và thích nghi với thị trường như nâng cao chất lượng hàng nông sản, chuyển đổi giống cây trồng thích hợp với thời vụ, áp dụng kỹ thuật công nghệ sinh học mới, tiên tiến trong chăm sóc,… để hàng nông sản khi thu hoạch đạt chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường, thu được lợi nhuận cao.

1.2.2.3. Góp phần hình thành những mô hình sản xuất hiện đại, thay đổi tập quán sản xuất dựa trên những thành tựu của tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Tín dụng ngân hàng ngoài việc thúc đẩy sản xuất phát triển còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Vốn tín dụng tham gia vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Việc hình thành các cơ sở chế biến nông sản sẽ thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp. Từ đó lao động trong khu

vực này sẽ được chuyên môn hóa cao hơn, người sản xuất càng có động lực để thay đổi tập quán canh tác đã lạc hậu, áp dụng những mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiên tiến như VietGAP, GlobalGAP,...

1.2.2.4. Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành thị trường tài chính ở nông thôn

Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, với khoảng 10 triệu hộ sản xuất nông nghiệp đã sản xuất ra gần 50% tổng sản phẩm xã hội. Chuyển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa thì vấn đề đặt ra là phải hình thành thị trường đồng bộ ở nông thôn vì đây là một địa bàn rộng lớn, nơi có sức mua và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công nghiệp, vừa là nơi cung ứng sản phẩm hàng hóa, nông sản cho tiêu dùng cả nước, nguyên liệu cho chế biến và là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc hình thành thị trường tài chính ở nông thôn là một đòi hỏi thiết thực nhằm tạo động lực cho sự phát triển.

Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và hoạt động tín dụng cho nên tín dụng ngân hàng là cầu nối trung gian giữa người cần vốn và người cung ứng vốn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong việc điều hòa vốn này, hệ thống Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre có nhiều thuận lợi hơn vì có mạng lưới kinh doanh rộng khắp với hệ thống các Chi nhánh, Phòng giao dịch và Điểm giao dịch tới từng huyện và xã trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 29 - 30)