Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế vườn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng về quy mô tín dụng mà ngân hàng cho vay phát triển kinh tế vườn. Để đánh giá việc mở rộng hoạt động tín dụng này cần dựa vào phân tích, đánh giá các chỉ tiêu biểu hiện sự tăng trưởng sau đây:
Thứ nhất, chỉ tiêu tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng cho vay phát
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tăng số lượng khách hàng của ngân hàng tăng bao nhiêu phần trăm mỗi kỳ, phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, đồng thời, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.
Thứ hai, chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ cho vay phát triển kinh tế vƣờn:
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các kỳ để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng chưa hiệu quả.
Thứ ba, chỉ tiêu về doanh số cho vay phát triển kinh tế vƣờn:
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các kỳ để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong kỳ đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong kỳ đã thu hồi). Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Thứ tƣ, chỉ tiêu về dƣ nợ cho vay phát triển kinh tế vƣờn:
Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các
thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ cho vay phát triển kinh tế vườn càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.
Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng trong đánh giá chất lượng và mở rộng tín dụng trong cho vay phát triển kinh tế vườn ở trên, hiện nay Agribank cũng đã sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng như việc tuân thủ các quy chế, chế độ thể lệ tín dụng, lập hồ sơ cho vay, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả,…
1.3. Một số kinh nghiệm trong đầu tƣ tín dụng phát triển kinh tế vƣờn tại địa phƣơng
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng trong phát triển kinh tế vườn của người dân, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực nông thôn, một số kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động tín dụng của các NHTM như sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế vườn thuộc nhóm đối tượng nông nghiệp nông thôn, đối tượng đầu tư này rất đa dạng với nhiều khoản vay (cải tạo đất, trồng cây, đắp đê, rào vườn, thiết bị, chăm sóc,…). Vì vậy ngân hàng cần cung cấp thủ tục vay vốn đơn giản, gọn nhẹ để giảm bớt chi phí vay vốn cho người dân.
Thứ hai, chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy sẽ giúp ngân hàng tìm được khách hàng có triển vọng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phải tập trung công tác phòng ngừa, tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay để giảm tới mức thấp nhất các khoản nợ có khả năng mất vốn.
Thứ ba, áp dụng hình thức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng loại cây trồng, chú ý thời điểm đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc phân kỳ trả nợ cần dựa vào thời điểm thu hoạch của từng loại đối tượng đầu tư, hoặc các loại cây trồng vật nuôi khác trong vườn và các nguồn thu nhập chắc chắn khác nhằm đảm bảo cho người dân trả nợ đúng hạn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã giới thiệu tổng quan về kinh tế vườn; những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng gắn với việc phát triển kinh tế vườn. Qua đó khẳng định vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế vườn. Đồng thời xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực này. Ngoài ra, nội dung chương còn trình bày một số chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như những rủi ro trong hoạt động đầu tư tín dụng và một số kinh nghiệm của NHTM trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với tín dụng phát triển kinh tế vườn. Những lý luận đề cập trên đã hình thành khung lý thuyết nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu đề tài.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƢỜN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.357,7 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65km. Bốn con sông lớn: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh với phù sa màu mỡ, vườn cây trái sum suê.
Khí hậu: Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260
C – 270C. Trong năm không có nhiệt độ trung bình tháng nào dưới 200C. Với vị trí tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão. Ngoài ra nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.
Thổ nhưỡng: nhìn toàn bộ vị trí địa lý, Bến Tre là một dạng cù lao lớn ở cửa sông Cửu Long hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của những “đảo cửa sông”, một trong những dạng thức lấn biển nhanh chóng của đồng bằng sông Cửu Long trong hàng ngàn năm qua. Bến Tre là tỉnh có tiềm năng dồi dào về đất đai (trên 66% diện tích thuộc loại thuận lợi, hoặc ít hạn chế) đối với các loại cây trồng chính. Các loại đất có nhiều hạn chế đối với một số loại cây trồng như lúa, dừa, cây công nghiệp ngắn ngày chỉ chiếm 19% diện tích, trong đó số diện tích có hạn chế quan trọng thật sự chỉ khoảng 10%.
Với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên có thể nói Bến Tre là một tỉnh giàu tiềm năng, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có phát triển kinh tế vườn. Tuy nhiên, xét về góc độ đầu tư tín dụng cho phát triển kinh tế vườn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre cũng gặp không ít trợ ngại như: do được hợp thành bởi 3 dãy cù lao nên địa hình sông ngòi chằng chịt cũng gây không ít khó khăn cho cư dân sống ở các khu vực cồn, bãi bồi trong đi lại cũng như buôn bán hàng nông sản, cán bộ tín dụng phụ trách các địa bàn nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn trong quản lý khoản vay; Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường bị nạn sâu bệnh, dịch bệnh và nấm mốc phát sinh quanh năm; Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển thâm nhập sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Vì vậy, không ít khó khăn khi đầu tư tín dụng vào lĩnh vực này.
2.1.2. Về tình hình kinh tế xã hội
Về kinh tế xã hội: Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp. Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp khoảng 179.672 ha, chiếm 76,11% diện tích đất tự nhiên. Hệ thống sông, rạch bao quanh tạo điều kiện thuận lợi cho Bến Tre trong phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi, đây còn là điều kiện thuận lợi để người dân Bến Tre phát triển kinh tế vườn: sản xuất hoa kiểng, cây giống và cây ăn trái nổi tiếng. Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng vùng đất Cái Mơn huyện Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước (khoảng 51.560 ha) (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre 2014).
Là tỉnh có 3 huyện giáp biển (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú) với 65 km chiều dài bờ biển, Bến Tre có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên biển phong phú. Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên nhiều lĩnh vực (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre 2014). Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các khu, cụm công nghiệp: Giao Long, An Hiệp
(huyện Châu Thành), Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm), Ba Tri (huyện Ba Tri) thu hút nhiều dự án đầu tư. Ngoài ra, có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng và phát triển lâu đời như: hàng thủ công mỹ nghệ, hoa kiểng, cây giống, chế biến hàng nông sản, thủy hải sản,… với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, không chỉ tạo ra thu nhập mà còn giải quyết được rất nhiều lao động tại chỗ. Đặc biệt, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Dân số và lao động: dân số trung bình vào năm 2014 của Bến Tre đạt 1,26 triệu người, với mật độ 534 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 126 ngàn người, chiếm tỷ lệ 10,00% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1,13 triệu người, chiếm tỷ lệ 90,00% dân số toàn tỉnh. Trong tổng dân số thì lực lượng lao động hiện chiếm tỷ lệ 64,54% với 812 ngàn người. Xét về độ tuổi lao động thì quy mô dân số trong độ tuổi lao động từ 15-59 tăng cao (chiếm 68% cơ cấu dân số). Tuy nhiên, trên bình diện chung chất lượng lao động còn hạn chế, trình độ chuyên môn-kỹ thuật của người dân đa số còn thấp, chưa bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên chỉ có 12,50%.
Mặc dù lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao lại chiếm tỷ trọng rất thấp, đa số là lao động phổ thông nên gặp rất nhiều khó khăn trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu. Từ đó tạo không ít rủi ro cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre khi đầu tư cho vay phát triển kinh tế vườn tại địa phương.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế vƣờn của tỉnh Bến Tre 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế vƣờn của tỉnh Bến Tre 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế vƣờn của tỉnh Bến Tre
Bến Tre là tỉnh nằm giữa bốn bề sông nước, xen lẫn với đồng ruộng và vườn cây ăn trái xanh tươi. Khi đặt chân tới Bến Tre, ta sẽ có cơ hội được khám phá vùng
đất thuộc hạ lưu và cửa sông Cửu Long với các vùng sinh thái tự nhiên như: vùng sinh thái nước ngọt gồm các cồn, vùng dân cư ven sông Tiền, sông Hàm Luông, với những vườn cây trái, làng hoa cây cảnh,... Với những đặc điểm như vậy, Bến Tre có điều kiện để phát triển kinh tế vườn mạnh mẽ trong tương lai
Từ sáng kiến cải tạo thiên nhiên cộng với sức lao động cần cù nhẫn nại của người dân bao thế hệ đã hình thành nên những khu vườn xanh, tươi tốt. Việc xác định cơ cấu cây trồng trên đất vườn và phát triển nghề làm vườn đòi hỏi người dân nơi đây phải luôn tìm tòi, phát hiện những bí ẩn sinh học của các loại cây trồng, biết di thực và lai tạo giống cho thích hợp trên vùng đất mới, biết bố trí cây trồng trong vườn phù hợp cho sự phát triển của cây và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất ở từng vùng, từng loại đất. Kinh nghiệm đã có về nghề làm ruộng, trồng giồng không thể áp dụng cho nghề làm vườn. Điều kiện sản xuất mới đòi hỏi người dân phải biết suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, phát hiện cái mới. Cần cù nhẫn nại chưa đủ mà còn phải có kiến thức cần thiết trong sản xuất. Lao động không giản đơn mà lao động phải thông minh. Chính do đặc điểm này mà người dân làm vườn sớm phát hiện và biết khai thác nhiều tầng sinh thái, từ khai thác đơn giản ba tầng đã tiến đến khai thác năm tầng. Ngày nay trong một khu vườn áp dụng công thức nuôi trồng: dừa, cây ăn trái, tổ ong, mô nấm, liếp rau, ao cá, chuồng gia súc không còn là điều mới lạ, mà là công thức nuôi trồng phổ biến. Nghề vườn còn chia ra hai ngành: ngành trồng cây và ngành ương cây. Khu vực Cái Mơn-Vĩnh Thành phát triển ngành ương cây, chiết và ghép cây, lai và tạo giống cây từ những năm 1930. Ngành ương và ghép cây thể hiện một bước tiến quan trọng của nghề vườn, từ kinh nghiệm tiến đến kết hợp với tri thức khoa học. Trong vòng ba thế kỷ, ba cù lao hoang vắng đã trở thành ruộng vườn, làng xóm trù phú như ngày nay quả thật là một kỳ công của lao động, một chiến công chinh phục thiên nhiên hết sức vĩ đại của các thế hệ con người đã nối tiếp nhau khai phá đất Bến Tre.
Kinh tế vườn phát triển làm cho đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của người dân miệt vườn cũng dần đổi mới và phát triển. Việc phát triển kinh tế vườn không chỉ để giữ cho quê hương Bến Tre luôn ngập tràn màu xanh của hoa, cây trái,
của câu hò, giọng hát ngày xưa,... mà còn mục tiêu phát triển đời sống kinh tế, văn hóa của người dân miệt vườn Bến Tre thêm trù phú, làm cho người nông dân luôn gắn bó với mảnh vườn của họ, yên tâm lao động và sản xuất.
Phát triển kinh tế vườn tại tỉnh cũng đồng hành với bao thăng trầm, khó khăn và thử thách. Người dân cứ lay hoay, đắng đo với việc trồng cây gì, cải tạo đất ra sao, do chủ yếu là vườn dừa và cây dừa vẫn là cây chủ đạo. Năm 2010 diện tích trồng cây ăn quả đạt 32.050 ha, đến cuối năm 2014 còn lại là 28.481 ha (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Diện tích vƣờn cây ăn quả của tỉnh Bến Tre từ năm 2010-2014.
Đơn vị tính: Ha. Đơn vị Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Thành phố Bến Tre 1.893 1.656 1.156 1.145 1.139 Huyện Ba Tri 334 302 320 317 311 Huyện Bình Đại 2.105 2.060 1.995 2.015 2.037