Chỉ tiêu về mở rộng tín dụng trong cho vay phát triển kinh tế vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 69)

trong cho vay phát triển kinh tế vƣờn.

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ tăng SLKH 4,70% 3,70% 4,60% 3,40% 5,90%

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ 37,60% 24,50% 21,80% 24,30% 8,90% Tỷ lệ tăng trưởng DSCV 37,40% 40,20% 24,90% 34,50% 7,70%

Tỷ lệ cho vay 16,70% 20,90% 23,90% 26,90% 26,20%

Nguồn: Tác giả phân tích.

2.5. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế vƣờn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre Chi nhánh tỉnh Bến Tre

2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc

2.5.1.1. Góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển nghề làm vườn tại địa phương địa phương

Trước đây, người dân thành lập vườn theo hình thức tự phát “thích cây gì thì trồng cây đó”, chủ yếu với mục đích tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu trong phạm vi

gia đình, nhiều hơn mới đem trao đổi với nhau hoặc mua bán ở những chợ nông thôn, thu nhập thấp. Hoặc chỉ chuyên trồng dừa, ít tốn công chăm sóc, thu nhập thấp nhưng mang tính ổn định.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà vườn tiên phong trong việc trồng trọt như: chuyên canh một loại cây ăn trái, phân chia thành từng khu vực trồng trọt với nhiều loại cây ăn trái khác nhau,... Đồng thời, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong, áp dụng công nghệ sinh học trong lai ghép, chiết cành, ươm tạo nguồn cây giống tốt và kháng bệnh, năng suất cho trái cao đã tạo nguồn thu nhập tốt cho người dân làm vườn. Từ đó, người dân có ý thức hơn trong việc quy hoạch khu vườn của mình, cùng chính quyền địa phương tạo ra vùng chuyên canh cây ăn trái, hình thành nên đặc điểm riêng cho từng khu vực. Diện tích vườn ngày một tăng lên, người làm vườn bám trụ với khu vườn của mình, không còn tình trạng bỏ hoang hoặc trồng theo kiểu vườn tạp cho năng suất thấp.

2.5.1.2. Mở hướng đầu tư, liên kết với nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ khác

Vườn được mở rộng và phát triển, kinh tế vườn cũng từ đó mà chấp cánh vươn xa. Hàng nông sản có cơ hội giao thương đến nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Từ đó, lôi kéo nhiều loại hình kinh doanh, liên kết trong sản xuất phát triển như: du lịch miệt vườn; liên kết bốn nhà trong sản xuất, tiêu thụ, nghiên cứu, cung ứng vốn (Nhà nông-Nhà doanh nghiệp-Nhà khoa học-Ngân hàng); bao tiêu sản phẩm, chế biến hàng nông sản, xuất khẩu,... cũng vì thế mà Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre lại có thêm cơ hội để mở rộng tín dụng ở những lĩnh vực này.

2.5.1.3. Là nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định cho các đơn vị sản xuất kinh doanh khác

Như đã nói ở trên, mở rộng và phát triển kinh tế vườn đã tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các ngành sản xuất khác như bảo quản, đóng gói, đóng hộp trái cây, vận chuyển,... cung cấp cho các đơn vị tiêu thụ trong và ngoài nước, đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng; và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng tiểu thủ công mỹ nghệ,... Đồng thời, kinh tế vườn phát triển cũng thúc

đẩy các ngành nghề công nghiệp khác phát triển theo như công nghệ sinh học, du lịch, dịch vụ,... tạo cơ hội việc làm cho người dân nhiều hơn.

2.5.1.4. Góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

Nhờ vốn tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre mà người dân đã mạnh dạn đầu tư lớn vào mảnh vườn của họ như chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, kháng bệnh, phát triển mạnh, nâng cấp bờ bao, đê bao chống ngập úng, hệ thống tưới và thoát nước, xây dựng rào chắn,... nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, cũng từ đó mà hàng nông sản có giá hơn trên thị trường. Sự phát triển của kinh tế vườn ở nông thôn còn tạo môi trường cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển như mua bán hàng hóa, hàng nông sản, dịch vụ,...

Tại nhiều huyện như Bình Đại, Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Chợ Lách và Thành phố Bến Tre, ngoài việc cho vay trực tiếp hộ nông dân, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre còn đẩy mạnh việc đầu tư cho hộ có loại hình kinh doanh khác, các doanh nghiệp làm dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm vườn. Hoạt động đầu tư tín dụng đó đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra nhiều sản phẩm sạch, có chất lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

2.5.1.5. Tạo việc làm ổn định cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng thành công nông thôn mới hội, xây dựng thành công nông thôn mới

Việc đầu tư tín dụng nhằm phát triển kinh tế vườn đã tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động tại địa bàn nông thôn, nhất là thời gian nông nhàn để họ có thể tham gia sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, hoa kiểng, ươm giống cây trồng,... khai thác triệt để thế mạnh của từng địa phương, từ đó nâng cao mức thu nhập cải thiện đời sống.

Bộ mặt nông thôn ngày một thay da đổi thịt, thông qua đầu tư vốn tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre vào phát triển kinh tế vườn đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Nhờ vốn tín dụng mà người dân đã có điều kiện đầu

tư mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước nâng cao đời sống. Đối với các hộ dân không có đất sản xuất họ cũng có việc làm và có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống.

Với một tỉnh thuần nông như tỉnh Bến Tre, việc đầu tư phát triển kinh tế vườn là một trong những chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững.

2.5.2. Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động đầu tư tín dụng vào phát triển kinh tế vườn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và ít nhiều thể hiện sự bất cập trước yêu cầu phát triển ngày càng tăng của khu vực nông thôn. Một số mặt hạn chế thể hiện sau đây:

Thứ nhất, mặc dù dư nợ cho vay phát triển kinh tế vườn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre liên tục tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 26,20% trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.

Thứ hai, về tài sản bảo đảm. Hiện tại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm được cấp cho các hộ gia đình phần lớn chỉ có thời hạn đến năm 2015. Theo quy định tại Điểm 2, Điều 188, Luật đất đai năm 2013

“người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất”, khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất”. Đối với khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn và thế chấp quyền sử dụng đất mà thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc sắp hết hạn, tuy nhiên, theo quy định về bảo đảm tiền vay thì thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn sử

dụng đất. Vì vậy đã gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn người dân, đặc biệt là đối với các nhu cầu vay vốn trung, dài hạn. Mặc khác, theo quy định hiện hành của Agribank, giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ được tính theo giá do UBND tỉnh quy định từng thời kỳ tương ứng, tuy nhiên, ở một số khu vực trong tỉnh Bến Tre, giá đất nông nghiệp do UBND tỉnh quy định lại thấp hơn so với giá thị trường, vì vậy đã phần nào hạn chế việc đầu tư tín dụng cho phát triển kinh tế vườn.

 Thứ ba, nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động làm hạn chế nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế vườn ứng với việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trang thiết bị phục vụ sản xuất,... Với cơ cấu vốn huy động chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng và giảm dần tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên đã tạo ảnh hưởng bất lợi cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong cân đối nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn. Đây cũng là áp lực về nguồn vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu vốn trung dài hạn của người dân.

 Thứ tư, khả năng tư vấn và thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế, nhất là đối với các dự án đầu tư trung và dài hạn. Tâm lý của người đi vay bất kể là sản xuất kinh doanh dịch vụ hay tiêu dùng đời sống, nói chung họ đều thích kỳ hạn dài, vì cái lo nhất của người đi vay là ngân hàng định kỳ hạn quá ngắn, vừa mới vay đã lo trả nợ. Cán bộ tín dụng xác định kỳ hạn trả nợ trong cho vay phát triển kinh tế vườn còn theo cảm tính mà không theo chu kỳ phát triển của cây trồng, qui mô sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng dẫn đến khi đến hạn trả, khách hàng không trả được nợ phải “vay nóng” bên ngoài hoặc phải chấp nhận để nợ quá hạn.

 Thứ năm, về thủ tục cho vay của Agribank nhìn chung là đảm bảo, phù hợp với quy định của NHNN nhưng vẫn còn một số tồn tại sau:

- Một vấn đề nổi cộm hiện nay là quy trình cho vay và quản lý tín dụng dân cư còn nhiều bất cập, chưa gọn nhẹ, nhiều loại giấy tờ trùng lắp về nội dung. Mặt khác, một số quy định, thủ tục vay vốn làm cho khách hàng vay khó cung cấp như: (i) quy định về hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay rất khó thực hiện vì các đối tượng đầu vào của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông

nghiệp thường phân tán, nhỏ lẻ; (ii) quy định người vay phải là chủ hộ, hoặc là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh là chưa phù hợp vì việc sản xuất, kinh doanh ở địa bàn nông thôn thường mang tính chất hộ gia đình… Khi đó, phải phát sinh thêm giấy ủy quyền người đại diện vay vốn.

- Nhiều chi nhánh chưa mạnh dạn với hình thức cho vay qua tổ tín chấp, thường xuyên kéo dài thời gian giải quyết, làm cho đồng vốn của ngân hàng đến được người dân chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân.

- Còn tồn tại những hạn chế về chính sách khách hàng dẫn đến các thủ tục, hồ sơ, điều kiện vay vốn chưa được tách bạch, chưa có biện pháp phân định rõ khách hàng tốt hoặc có tín nhiệm thấp. Chính từ hạn chế trong phân loại, trong đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ về khách hàng nên dẫn đến không phân biệt chính xác từng loại khách hàng cụ thể. Khi đó, cho vay nhầm khách hàng xấu thì dễ dẫn đến nợ quá hạn.

- Chất lượng hoạt động tín dụng trong đầu tư vào phát triển kinh tế vườn chưa cao, mức độ rủi ro tín dụng còn nhiều tiềm ẩn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nợ xấu trong cho vay các đối tượng này trong những năm vừa qua tuy ở mức thấp và có tỷ lệ dưới 1,00%, tỷ lệ nợ xấu cho vay phát triển kinh tế vườn đến cuối thời điểm năm 2014 là 0,80% tương ứng với 14,66 tỷ đồng được xem như là một con số thấp trong tổng số 1.835 tỷ đồng dư nợ cho vay phát triển kinh tế vườn, nhưng vấn đề xử lý thu hồi nợ là vấn đề khó khăn, nhất là đối với các Chi nhánh hoạt động ở địa bàn nông thôn (Bảng 2.21).

Bảng 2.21: Nợ xấu trong cho vay phát triển kinh tế vƣờn.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Nợ xấu 3,86 9,28 6,73 15,61 14,66

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,50 0,90 0,50 0,90 0,80

Nguồn: Báo cáo thống kê của các chi nhánh Agribank trực thuộc (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2015, trang 2).

2.5.3. Nguyên nhân của những thành công và khó khăn, thách thức

2.5.3.1. Đối với những thành công

Thực hiện chiến lược tập trung đầu tư vốn cho phát triển kinh tế vườn, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đã có những bước đi đúng đắn và phù hợp trong việc nắm bắt các chương trình trọng điểm của địa phương. Phát huy thế mạnh về màng lưới, sự gắn kết truyền thống với đại đa số người nông dân, sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên những kết quả đáng khích lệ cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong hoạt động đầu tư tín dụng phát triển kinh tế vườn tại tỉnh Bến Tre.

2.5.3.2. Đối với những khó khăn, thách thức

Có nhiều nguyên nhân tác động làm cho hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre thời gian qua chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

 Về phía ngân hàng:

Một là, nhận thức về cạnh tranh và hội nhập. Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực từ các cấp lãnh đạo đến nhân viên của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre về vấn đề này, tuy nhiên việc nhận thức về cạnh tranh và hội nhập trong hoạt động ngân hàng ở một số cán bộ, nhân viên còn mơ hồ, vì thế chưa thực sự chủ động, linh hoạt trong công việc, quan hệ với khách hàng còn mang nặng tư tưởng “xin cho” như trước đây. Điều này gây không ít khó khăn trong hoạt động của ngân hàng nói chung và trong đầu tư tín dụng phát triển kinh tế vườn nói riêng.

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực. Một bộ phận cán bộ tín dụng thiếu và yếu những kiến thức về sản xuất nông nghiệp; không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh có liên quan, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Việc phổ biến những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách, hồ sơ thủ tục, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng,... có hiệu quả còn hạn chế. Cũng từ đó mà ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre.

Ba là, tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng. Tính đến cuối năm 2014, số lượng cán bộ tín dụng tại Chi nhánh là 183 người (chiếm tỷ lệ 38,28%% trong tổng số cán bộ nhân viên). Trung bình mỗi cán bộ tín dụng quản lý 481 khách hàng với dư nợ bình quân là 38,3 tỷ đồng, bình quân một khoản vay là 79,60 triệu đồng. Với số lượng khách hàng như vậy nhưng món vay lại nhỏ lẻ nên cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát và quản lý các món vay.

Bốn là, chưa có cơ chế thưởng, phạt thỏa đáng đối với cán bộ làm công tác tín dụng nông thôn. Đầu tư tín dụng cho phát triển kinh tế vườn phát sinh chi phí cao vì số tiền vay thường nhỏ lẻ, cán bộ tín dụng phải quản lý một lượng khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)