Định hƣớng phát triển kinh tế vƣờn đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 80)

3.1.1. Định hƣớng chung của UBND tỉnh Bến Tre

Theo Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/01/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020”, theo đó, tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tập trung đầu tư tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp là 19,2%-công nghiệp là 32,6%-xây dựng và dịch vụ là 48,2% cụ thể ở những định hướng sau:

3.1.1.1. Định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực như sau:

- Xây dựng Bến Tre đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội tương xứng với các địa phương trong vùng; thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Tiếp tục phát huy lợi thế vị trí tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển để từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, văn hóa-xã hội và nguồn nhân lực; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: phát triển kinh tế vườn và kinh tế biển; phấn đấu tăng trưởng với tốc độ bình quân 6,3%/năm, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực với mục tiêu chính là hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, hình thành và phát triển bền vững các vùng nuôi trồng chuyên canh, hướng đến sản xuất nông-thủy sản, hàng hóa quy mô tập trung và tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo nền tảng ổn định của tăng trưởng kinh tế. Phát triển các sản phẩm có tính chiến lược và đặc thù là: trái cây, dừa, tôm cá, giống cây ăn trái, hoa kiểng,... Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất kết hợp

với kỹ thuật canh tác theo công nghệ, kỹ thuật cao đối với sản xuất hoa kiểng và giống cây ăn trái tại Cái Mơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và vị thế trên thị trường. Xác định kinh tế vườn là ngành phát triển chủ lực với quy mô 54.000 ha dừa và 33.600 ha cây ăn trái, tập trung khai thác tổng hợp các sản phẩm có thế mạnh về thương hiệu và hiệu quả sản xuất, tiếp cận và phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chuẩn xác nhận đối với một số loại sản phẩm trái cây.

- Ngành công nghiệp và xây dựng: tăng trưởng với tốc độ 22%/năm, là cơ sở đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thế mạnh bao gồm chế biến nông sản, thủy sản sau thu hoạch, chế biến sản phẩm từ trái dừa, rau quả,...

- Thương mại-dịch vụ: tăng trưởng với tốc độ bình quân 16,2%/năm, phát triển trên cơ sở giao lưu thông thương hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế vườn với hệ thống chợ đầu mối trái cây trọng điểm (Cái Mơn, Tân Phú, Thới Lộc,...), đồng thời đây cũng là địa bàn phát triển du lịch vườn.

3.1.1.2. Định hướng phát triển theo vùng kinh tế:

- Vùng ngọt: Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh ở vùng này trên cơ sở kinh tế vườn, trong đó tập trung xây dựng các vùng chuyên canh cho các loại cây ăn trái đặc sản, thế mạnh của tỉnh (bưởi da xanh, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm) và các vườn đặc sản hỗn hợp kết hợp với nuôi xen thủy sản mương vườn và du lịch sinh thái. Phát triển hoa kiểng và sản xuất giống cây ăn trái theo chiều sâu với Trung tâm hoa kiểng tại Chợ Lách. Thương mại-dịch vụ phát triển trên cơ sở giao lưu thông thương hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế vườn với hệ thống chợ đầu mối trái cây tại Tân Phú và Thới Lộc, đồng thời đây cũng là địa bàn phát triển du lịch vườn.

- Vùng lợ: kinh tế nông nghiệp khá phát triển, chủ yếu là dừa-ca cao kết hợp với cây ăn trái, chăn nuôi tập trung quy mô bán công nghiệp-công nghiệp, nuôi thủy sản mương vườn, bãi bồi và ươm giống tôm càng, dịch vụ nông nghiệp phục vụ đô thị khá phát triển, phát triển chợ vựa tại cảng hàng hóa Tân Thành Bình. Công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ phát triển nhất tỉnh với trung tâm thành

phố Bến Tre, thị trấn Mỏ Cày Nam và các thị trấn vệ tinh, khu công nghiệp và cảng Giao Long mở rộng, khu công nghiệp An Hiệp, An Phước, Giao Hòa (Châu Thành), Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc), Thành Thới (Mỏ Cày Nam).

3.1.2. Định hƣớng trong mở rộng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre

3.1.2.1. Mục tiêu chung đến năm 2020

- Tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tập trung cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, nhất là tập trung vào các nguồn vốn có tính ổn định lâu dài để chủ động nguồn vốn đầu tư các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn.

- Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn với đối tượng khách hàng là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp tỉnh nhà. Phấn đấu tỷ lệ dư nợ cho nông nghiệp nông thôn duy trì ở mức tối thiểu 80% trên tổng dư nợ.

- Đầu tư tín dụng bám sát và phù hợp với các chương trình, đề án, dự án của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch; vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất nông sản hàng hóa tập trung và chuyên canh; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh của nông sản.

- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chi cục phát triển nông thôn, Khuyến nông cùng với sự lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, UBND các xã tổ chức, xây dựng nhiều mô hình tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã hoạt động hiệu quả và bền vững.

- Chú trọng cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng theo hướng khép kín từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ, có khả năng xuất khẩu, tập trung vào các sản phẩm nông sản xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ.

- Kết hợp chặt chẽ đầu tư tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp với địa bàn nông nghiệp nông thôn của tỉnh; nâng cao dần tỷ trọng thu dịch vụ, phấn đấu thu dịch vụ hàng năm tăng tối thiểu 15%.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Nguồn vốn tăng bình quân 10%/năm, trong đó nguồn vốn trung dài hạn chiếm tối thiểu 40%.

- Dư nợ tín dụng tăng bình quân 9%/năm.

- Dư nợ trung dài hạn chiếm tối đa 50% tổng dư nợ.

- Nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn dưới 1,0% tổng dư nợ.

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ dư nợ cho nông nghiệp nông thôn chiếm ít nhất 90% trên tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng khoảng 60%; chú trọng vào một số lĩnh vực theo quy hoạch của tỉnh Bến Tre như: phát triển vườn cây ăn trái, hoa kiểng, cây giống, du lịch sinh thái, chế biến và bảo quản hàng nông sản,... chiếm tỷ trọng không thấp hơn 30% trên tổng dư nợ cho nông nghiệp nông thôn (Bảng 3.1).

- Duy trì và mở rộng khách hàng hộ gia đình, cá nhân có quan hệ tín dụng và thanh toán với Chi nhánh. Tăng suất đầu tư để nâng dư nợ bình quân trên hộ đạt trên 100 triệu đồng và dư nợ đầu tư tín dụng không thấp hơn 450 triệu đồng/ha vườn cây vào năm 2020.

- Phấn đấu dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển tín dụng

của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre từ năm 2013-2020.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm

2013 2015 2018 2020

1. Số dƣ nguồn vốn huy động 5.970 7.230 9.630 11.650

- Huy động trong dân cư 5.460 6.510 8.670 10.490

- Nguồn vốn dài hạn 2.250 2.890 3.850 4.660

- Mức tăng/giảm so kỳ trước 660 880 1.060

2. Dƣ nợ tín dụng 6.220 7.240 9.130 10.650

2.1. Dư nợ nông nghiệp nông thôn 5.570 6.520 8.220 9.590

- Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực:

+ Nuôi trồng thủy hải sản 178 260 330 380

+ Khai thác thủy sản 571 910 1.150 1.340

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.125 1.300 1.640 1.920 + Phát triển ngành, nghề nông thôn 152 260 330 380

+ Phát triển vườn dừa, ca cao 299 390 490 580

+ Phát triển kinh tế vườn 1.671 1.960 2.470 2.880

+ Thu mua, tạm trữ lương thực 51 130 160 190

+ Bảo quản hàng nông sản 21 200 250 290

+ Khác 1.502 1.110 1.400 1.630

- Mức tăng/giảm so kỳ trước 540 680 790

2.2. Các lĩnh vực khác 650 720 910 1.060

- Mức tăng/giảm so kỳ trước 70 70 70

3. Nợ xấu (tối đa)

- Tỷ lệ nợ xấu 3,00% 3,00% 3,00% 3,00%

+Trong đó, nông nghiệp, nông thôn 1,00% 1,00% 1,00% 1,00%

Nguồn: Đề án phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre từ năm 2013- 2015 và kế hoạch đến năm 2020 (2013, trang 10).

3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đối với phát triển kinh tế vƣờn phát triển kinh tế vƣờn

Dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đến năm 2020 cùng với những tồn tại rút ra sau khi phân tích thực trạng phát triển kinh tế vườn và hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đối với việc phát triển kinh tế vườn tại tỉnh Bến Tre trong thời gian qua, tác giả đề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế vườn như sau:

3.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện của các cơ quan chính quyền địa phƣơng trong phát triển kinh tế vƣờn trong phát triển kinh tế vƣờn

3.2.1.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước thực hiện tái cơ cấu ngành nông của Đảng và pháp luật của Nhà nước thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Các Sở, Ban ngành, các địa phương cần tích cực trong công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” cho giai đoạn 2013-2015 và hướng đến năm 2020 đến cán bộ và nhân dân thông qua các lớp hội thảo chuyên đề,… tổ chức ở nhiều cấp và địa phương là vùng trọng điểm. Trên cơ sở đó vận động người dân tập trung phát triển kinh tế vườn theo hướng nâng cao hiệu quả, đảm bảo môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và an sinh xã hội gắn

vớ ớ

3.2.1.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Chính phủ cần ban hành chính sách hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp, bao gồm cả việc thay đổi cây trồng trên đất lúa nhưng không làm mất năng lực sản xuất lúa về lâu dài.

Chính quyền địa phương cần tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi, hệ thống đê điều và các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho phát triển kinh tế vườn; trước mắt tập trung các dự án thủy lợi đầu mối như dự án Thủy lợi Bắc Bến Tre, dự án Cái Quao, hệ thống đê biển,... tiếp tục nhân rộng mô hình thủy lợi cục bộ ở huyện Chợ Lách nhằm ngăn mặn xâm nhập và hạn chế lũ và ngập úng hàng năm.

Nghiên cứu và triển khai các mô hình làm vườn tiên tiến, sản phẩm an toàn vệ sinh như VietGAP, GlobalGAP đến người dân; chú ý sau lần hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận năm đầu tiên thì việc tham gia tiếp của người dân như thế nào? biện pháp giải quyết ra sao? Vì hiện nay chi phí để được cấp giấy chứng nhận VietGAP vào khoảng 20 đến 70 triệu đồng/ha tùy thuộc vào loại cây trồng và đơn vị

thanh tra cấp giấy chứng nhận; giấy chứng nhận GlobalGAP vào khoảng 30 đến 200 triệu đồng/ha tùy thuộc vào loại cây trồng và tổ chức thanh tra cấp giấy chứng nhận.

3.2.1.3. Giải pháp về quy hoạch vùng phát triển kinh tế vườn

Việc phát triển kinh tế vườn trên địa bàn tỉnh còn nhiều manh mún, chạy theo đuôi nhau,… mà không lường được các rủi ro như: chất lượng cây giống thấp, biến động của thị trường tiêu thụ hàng nông sản, điều kiện về thời tiết, cây trồng có phù hợp với loại đất,… làm cho hiệu quả trong đầu tư phát triển kinh tế vườn thấp mà còn là gánh nặng cho xã hội. Do vậy, chính quyền địa phương cần chỉ đạo các ban, ngành nghiên cứu quy hoạch chi tiết vùng phát triển kinh tế vườn trên địa bàn tỉnh để người dân biết và thực hiện giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Từ đó, việc đầu tư vốn phát triển kinh tế vườn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

3.2.1.4. Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị hàng nông sản đem lại lợi nhuận cao cho người dân làm vườn cao cho người dân làm vườn

Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển kinh tế vườn của địa phương. Có thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường, thỏa mãn nhu cầu an toàn cho người tiêu dùng thì mới duy trì được vườn cây ăn trái, tạo được công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho người làm vườn. Chính phủ cần thiết lập hệ thống thông tin về thị trường, giá cả, dự báo giúp nông dân và doanh nghiệp để có hướng sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản. Đồng thời, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá thương hiệu hàng nông sản Việt Nam nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức màng lƣới và đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng

3.2.2.1. Tiếp tục mở rộng về quy mô và màng lưới hoạt động hướng về địa bàn nông thôn, cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ ngân hàng hiện đại nông thôn, cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ ngân hàng hiện đại cho người dân nông thôn

Thế mạnh của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre không phải là hoạt động trên địa bàn thành thị mà chính là sự gắn kết truyền thống với khách hàng nông dân ở địa bàn nông thôn. Với mạng lưới hiện tại, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre hiện

đang có mặt tại hầu hết các huyện và các khu vực liên xã trong tỉnh. Quy hoạch phát triển của tỉnh hiện tại và những năm tiếp theo đã hình thành một số tiểu vùng trọng điểm mới, trong đó có những vùng quy hoạch cho phát triển kinh tế vườn. Để khai thác tốt thế mạnh về mạng lưới, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre cần có những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 80)