Rủi ro tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 35 - 37)

Đầu tư tín dụng phát triển kinh tế vườn là lĩnh vực đầu tư giàu tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (thiên tai, dịch họa, thị trường,...). Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực phát triển kinh tế vườn như sau:

Về yếu tố môi trƣờng

 Môi trƣờng tự nhiên

Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp, liên tục đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân trong, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế vườn. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, sản lượng trái, hoa, cây cảnh,... phát triển tốt, họ sẽ có khả năng tài chính ổn định đảm bảo trả nợ vay cho ngân hàng. Ngược lại, nếu thiên tai xảy ra thì sản xuất sẽ gặp khó khăn gây thiệt hại cho khu vườn, khả năng trả nợ vay ngân hàng không được đảm bảo, dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhiều khi khoản đầu tư bị mất trắng không có khả năng hoàn trả.

 Môi trƣờng kinh tế-xã hội

Môi trường kinh tế-xã hội có ảnh hưởng gián tiếp đến việc phát triển kinh tế vườn của người dân. Môi trường kinh tế-xã hội ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư vào khu vườn của mình, hàng nông sản có giá thì thu nhập của người dân sẽ ổn định hơn, các khoản vay được sử dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn trả nợ vay được đảm bảo. Nếu môi trường kinh tế-xã hội không ổn định người dân sẽ gặp khó khăn hơn, giá cả hàng nông sản giảm dẫn đến thu nhập giảm sút, các khoản tín dụng ngân hàng đầu tư vào vườn cũng sẽ gặp nhiều rủi ro.

1.2.5.2. Yếu tố thuộc về khách hàng

 Khả năng tổ chức sản xuất và quản lý của khách hàng: nếu khách hàng có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực trồng trọt và quản lý khoa học về nguồn vốn, công lao động, quy hoạch vườn, thị trường tiêu thụ,… thì có thể đạt được kết quả tốt (sản

lượng, giá bán,…) khi đó sẽ đảm bảo về khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng, ngược lại thì khả năng trả nợ ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: thu nhập của người dân làm vườn hiện nay nhìn chung còn thấp, đời sống của họ còn nhiều khó khăn nên việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng còn có hiện tượng sử dụng sai mục đích. Đây là yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng và là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng.

Yếu tố thuộc về ngân hàng

 Chính sách tín dụng của ngân hàng: có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, với chính sách tín dụng phù hợp, ngân hàng sẽ đưa ra được nhiều hình thức cho vay để người dân lựa chọn và là cơ hội thu hút khách hàng nhiều hơn. Đồng thời khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế rủi ro trong đầu tư tín dụng. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp thì việc đầu tư cho vay của ngân hàng sẽ không hiệu quả, thậm chí phát sinh rủi ro đối với một hoặc nhiều khoản vay.

 Việc chấp hành quy chế tín dụng của cán bộ ngân hàng: trong công tác thẩm định, cho vay, cũng có những trường hợp cán bộ tín dụng không thực hiện đúng quy trình, quy định: không xác định hiện trạng tài sản, không thẩm định kỹ nguồn gốc, giá trị tài sản hoặc tình trạng một tài sản thế chấp được thế chấp cho nhiều nơi, vay ké khách hàng, nhũng nhiễu, không kiểm tra sử dụng vốn trước, trong và sau cho vay,… Khi rủi ro xảy ra, dễ dẫn đến tranh chấp với khách hàng, thậm chí ngân hàng bị mất vốn, cán bộ tín dụng bị chế tài của pháp luật.

 Trình độ cán bộ ngân hàng làm công tác tín dụng: việc đầu tư vốn tín dụng cho phát triển kinh tế vườn đòi hỏi ở người cán bộ tín dụng ngoài kiến thức chuyên ngành phải có sự am hiểu nhất định về các lĩnh vực: nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi,... điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay.

 Hệ thống thông tin ngân hàng: là yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những rủi ro trong hoạt động tín dụng, nếu ngân hàng có hệ thống thông tin tốt sẽ có

những quyết định đầu tư đúng đối tượng, có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn được đảm bảo và ngược lại.

 Kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay: nếu việc kiểm tra này không được thực hiện kịp thời ngân hàng sẽ không phát hiện, nắm bắt tình hình sản xuất của khách hàng, không xử lý kịp khi khoản vay có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển kinh tế vườn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 35 - 37)