2.5. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế vƣờn của
2.5.2. Những khó khăn, thách thức
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động đầu tư tín dụng vào phát triển kinh tế vườn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và ít nhiều thể hiện sự bất cập trước yêu cầu phát triển ngày càng tăng của khu vực nông thôn. Một số mặt hạn chế thể hiện sau đây:
Thứ nhất, mặc dù dư nợ cho vay phát triển kinh tế vườn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre liên tục tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 26,20% trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.
Thứ hai, về tài sản bảo đảm. Hiện tại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm được cấp cho các hộ gia đình phần lớn chỉ có thời hạn đến năm 2015. Theo quy định tại Điểm 2, Điều 188, Luật đất đai năm 2013
“người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất”, khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất”. Đối với khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn và thế chấp quyền sử dụng đất mà thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc sắp hết hạn, tuy nhiên, theo quy định về bảo đảm tiền vay thì thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn sử
dụng đất. Vì vậy đã gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn người dân, đặc biệt là đối với các nhu cầu vay vốn trung, dài hạn. Mặc khác, theo quy định hiện hành của Agribank, giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ được tính theo giá do UBND tỉnh quy định từng thời kỳ tương ứng, tuy nhiên, ở một số khu vực trong tỉnh Bến Tre, giá đất nông nghiệp do UBND tỉnh quy định lại thấp hơn so với giá thị trường, vì vậy đã phần nào hạn chế việc đầu tư tín dụng cho phát triển kinh tế vườn.
Thứ ba, nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động làm hạn chế nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế vườn ứng với việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trang thiết bị phục vụ sản xuất,... Với cơ cấu vốn huy động chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng và giảm dần tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên đã tạo ảnh hưởng bất lợi cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong cân đối nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn. Đây cũng là áp lực về nguồn vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu vốn trung dài hạn của người dân.
Thứ tư, khả năng tư vấn và thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế, nhất là đối với các dự án đầu tư trung và dài hạn. Tâm lý của người đi vay bất kể là sản xuất kinh doanh dịch vụ hay tiêu dùng đời sống, nói chung họ đều thích kỳ hạn dài, vì cái lo nhất của người đi vay là ngân hàng định kỳ hạn quá ngắn, vừa mới vay đã lo trả nợ. Cán bộ tín dụng xác định kỳ hạn trả nợ trong cho vay phát triển kinh tế vườn còn theo cảm tính mà không theo chu kỳ phát triển của cây trồng, qui mô sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng dẫn đến khi đến hạn trả, khách hàng không trả được nợ phải “vay nóng” bên ngoài hoặc phải chấp nhận để nợ quá hạn.
Thứ năm, về thủ tục cho vay của Agribank nhìn chung là đảm bảo, phù hợp với quy định của NHNN nhưng vẫn còn một số tồn tại sau:
- Một vấn đề nổi cộm hiện nay là quy trình cho vay và quản lý tín dụng dân cư còn nhiều bất cập, chưa gọn nhẹ, nhiều loại giấy tờ trùng lắp về nội dung. Mặt khác, một số quy định, thủ tục vay vốn làm cho khách hàng vay khó cung cấp như: (i) quy định về hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay rất khó thực hiện vì các đối tượng đầu vào của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp thường phân tán, nhỏ lẻ; (ii) quy định người vay phải là chủ hộ, hoặc là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh là chưa phù hợp vì việc sản xuất, kinh doanh ở địa bàn nông thôn thường mang tính chất hộ gia đình… Khi đó, phải phát sinh thêm giấy ủy quyền người đại diện vay vốn.
- Nhiều chi nhánh chưa mạnh dạn với hình thức cho vay qua tổ tín chấp, thường xuyên kéo dài thời gian giải quyết, làm cho đồng vốn của ngân hàng đến được người dân chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân.
- Còn tồn tại những hạn chế về chính sách khách hàng dẫn đến các thủ tục, hồ sơ, điều kiện vay vốn chưa được tách bạch, chưa có biện pháp phân định rõ khách hàng tốt hoặc có tín nhiệm thấp. Chính từ hạn chế trong phân loại, trong đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ về khách hàng nên dẫn đến không phân biệt chính xác từng loại khách hàng cụ thể. Khi đó, cho vay nhầm khách hàng xấu thì dễ dẫn đến nợ quá hạn.
- Chất lượng hoạt động tín dụng trong đầu tư vào phát triển kinh tế vườn chưa cao, mức độ rủi ro tín dụng còn nhiều tiềm ẩn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nợ xấu trong cho vay các đối tượng này trong những năm vừa qua tuy ở mức thấp và có tỷ lệ dưới 1,00%, tỷ lệ nợ xấu cho vay phát triển kinh tế vườn đến cuối thời điểm năm 2014 là 0,80% tương ứng với 14,66 tỷ đồng được xem như là một con số thấp trong tổng số 1.835 tỷ đồng dư nợ cho vay phát triển kinh tế vườn, nhưng vấn đề xử lý thu hồi nợ là vấn đề khó khăn, nhất là đối với các Chi nhánh hoạt động ở địa bàn nông thôn (Bảng 2.21).
Bảng 2.21: Nợ xấu trong cho vay phát triển kinh tế vƣờn.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013 2014
Nợ xấu 3,86 9,28 6,73 15,61 14,66
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,50 0,90 0,50 0,90 0,80
Nguồn: Báo cáo thống kê của các chi nhánh Agribank trực thuộc (Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2015, trang 2).