Các tiêu chí đánh giá công tác Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện triệu phong, tỉnh quảng trị min (Trang 32 - 34)

PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Bố cục luận văn

1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách

Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

- Doanh số chi thường xuyên: Doanh số chi thường xuyên là tổng số giá trị

xuất quỹ NSNN cho các khoản chi thường xuyên được thực hiện qua KBNN. Tiêu chí này thể hiện quy mô hoạt động của công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

- Số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn, và quá hạn: Tiêu chí này thể hiện khả năng của KBNN trong việc giải quyết thanh toán cho đơn vị SDNS được kịp thời, theo đúng thời gian quy định.

- Số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán: Tiêu chí này thể hiện mức đóng góp của KBNN trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ quản lý tài chính NSNN trước khi xuất quỹ ngân sách để chi trả, thanh toán. Đồng thời phản ảnh được ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của các đơn vị SDNS trong việc sử dụng kinh phí NSNN.

KBNN từ chối cấp phát, thanh toán do: Hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi vượt dự toán.

- Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên trong năm:

Tiêu chí này đánh giá này phản ánh đầy đủ chất lượng công tác KSC thường xuyên NSNN. KBNN được phép tạm ứng đối với những khoản chi chưa có đủ hồ sơ chứng từ. Tuy nhiên có những đơn vị không chú trọng đến việc thanh toán tạm ứng theo quy định mà đến cuối năm mới thực hiện thanh toán tạm ứng. Điều này làm cho số dư tạm ứng chi NSNN tăng cao hệ quả là dẫn tới tình trạng chiếm dụng vốn NSNN. Vì vậy số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN cần phải được chú ý khắc phục trong công tác KSC NSNN.

- Chất lượng phục vụ của KBNN đối với các đơn vị SDNS trong quá trình

kiểm soát chi: KBNN là một đơn vị thực hiện chức năng QLNN về NSNN, vì vậy xét trên gốc độ cải cách hành chính, KBNN cần một mặt hoàn thành các chức năng của mình, mặt khác cần đảm bảo sự hài lòng của các đơn vị giao dịch. Để có cơ sở hoàn thiện hoạt động của mình cần đánh giá mặt chất lượng phục vụ của KBNN đối với các đơn vị SDNS trong quá trình KSC.

Việc đánh giá mức độ phục vụ của KBNN đối với các đơn vị SDNS có thể thực hiện qua 2 hình thức

+ Đánh giá nội bộ.

+ Đánh giá bên ngoài: Tùy từng điều kiện cụ thể, có thể thực hiện khảo sát ý kiến các đơn vị SDNS thông qua các hình thức: Phiếu khảo sát trực tiếp, phỏng vấn có kết hợp quan sát thực tế, điện thoại, hộp thư điện tử, trang thông tin điện tử...

Việc đánh giá chất lượng phục vụ của KBNN đối với các đơn vị SDNS nhằm giúp KBNN có được những nhận định từ phía đơn vị SDNS trong đánh giá công tác KSC thường xuyên. Những vấn đề đơn vị SDNS chưa hài lòng có thể nguyên nhân chính là do KBNN sở tại, cũng có thể là do KBNN cấp trên, hay những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách chung. Những nguyên nhân chính từ đơn vị KBNN trực tiếp giao dịch: thời gian làm việc, quy trình thủ tục giải quyết công việc, thái độ làm việc, tin thần, trách nhiệm trong việc hướng dẫn cho các đơn vị SDNS của cán

bộ KBNN là rất đáng lưu tâm và thuộc phạm vi giải quyết của chính đơn vị KBNN. Những vấn đề khác là cơ sở để đơn vị KBNN kiến nghị lên KBNN cấp trên và các cấp có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết.

1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Chi thường xuyên NSNN là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều cá nhân, đơn vị trong xã hội. Do đó công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN cũng chịu tác động của nhiều nhân tố với mức độ và phạm vi khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện triệu phong, tỉnh quảng trị min (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)