Khái quát về Kho bạc Nhà nước Triệu Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện triệu phong, tỉnh quảng trị min (Trang 40 - 45)

PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Bố cục luận văn

2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Triệu Phong

2.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển

KBNN Triệu Phong đi vào hoạt động từ ngày 19/11/1990 theo Quyết định số 557/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính.

Tên cơ quan: Kho bạc Nhà nước Triệu Phong

Địa chỉ: Thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Số điện thoại: 02333.828.37 Fax: 02333.828347

KBNN Triệu Phong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; Quản lý ngân quỹ; kế toán Nhà nước; theo quy định của pháp luật, trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .

Qua các năm hoạt động, KBNN Triệu Phong cùng các Kho bạc trong toàn tỉnh đã khẳng định được vị thế, vai trị của mình trong hệ thống bộ máy quản lý tài chính Nhà nước, là công cụ quan trọng, quản lý quỹ NSNN các cấp, phục vụ có hiệu quả cơng tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Trong quá trình trưởng thành đi lên, các chức năng và nhiệm vụ của KBNN không ngừng hoàn thiện và từng bước mở rộng, được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao thêm nhiều nhiệm vụ mới, với quy mô hoạt động ngày càng lớn hơn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Triệu Phong

KBNN Triệu Phong bắt đầu từ ngày 15/6/2018, thực hiện tổ chức làm việc

theo chế độ Giao dịch viên được quy định tại quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày ngày 15/6/2018 của Tổng giám đốc KBNN.

Tổng số biên chế KBNN Triệu Phong là 11 công chức, gồm giám đốc, phó

giám đốc; 01 tổ nghiệp vụ gồm 01 Kế toán trưởng, 05 giao dịch viên, 01 thủ quỷ và 02 bảo vệ chuyên trách. Cụ thể công việc được giao như sau:

Ban lãnh đạo: 02 người gồm Giám đốc và Phó Giám đốc.

Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cơng chức, lao động của đơn vị.

Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc

Kho bạc Nhà nước cấp huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Tổ nghiệp vụ: Gồm 01 Kế toán trưởng phụ trách chung, 05 giao dịch viên, và 01 thủ quỷ.

+ Phịng kiểm sốt chi: Tham mưu, giúp giám đốc KBNN huyện thực hiện các

nhiệm vụ sau. Thực hiện KSC NSNN bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chi chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác được giao quản lý; thực hiện quyết toán vốn đầu tư XDCB, báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả kiểm soát chi NSNN được giao; đối chiếu xác nhận số dư tài khoản giao dịch với đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định; thực hiện cơng tác cải cách hành chính, cơng tác tiếp dân, đơn thư khiếu nại, tố cáo…

+ Phịng kế tốn nhà nước: Tham mưu, giúp giám đốc KBNN huyện trong

việc thực hiện các nhiệm vụ sau. Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách; thực hiện cơng tác hoạch tốn về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; lập báo cáo, đối chiếu về tình hình thu-chi NSNN; mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN; thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho

bạc; thống kê, phân tích số liệu về thu- chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo điều

hành; bảo quản an toàn tuyệt đối tiền mặt, ấn chỉ có giá, và các khoản tạm thu, tạm giữ tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền; thực hiện giao dịch thu-chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, tài chính nội bộ…

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Triệu Phong

2.1.3.1 Chức năng

Trên cơ sở chức năng của ngành KBNN, KBNN Triệu Phong cũng có những chức năng tương tự theo quy định của pháp luật .

Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Theo điều 2, Quyết định 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì nhiệm vụ của KBNN huyện:

* Nhiệm vụ của KBNN Triệu Phong:

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,

quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc

phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy

định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm

quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo

đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn ngân sách nhà nước:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp huyện quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính

quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài

chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:

+ Tiếp nhận thơng tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức tổng hợp thơng tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;

+ Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ

quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài

chính do Kho bạc Nhà nước cấp huyện quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện .

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định:

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,

bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện ;

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh huyện , ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy

định của pháp luật.

- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý và thực hiện cơng tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước;

cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện .

- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh giao.

* Quyền hạn của KBNN Triệu Phong

- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước

hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các

điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Triệu Phong Triệu Phong

2.1.4.1. Chi trả theo hình thức rút dự tốn

Việc chi trả, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN Triệu Phong được thực hiện theo hình thức dự tốn như: lương, phụ cấp lương, học bổng, sinh hoạt phí, y tế, vệ sinh... trong dự tốn được giao của các cơ quan hành chính nhà

nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí

thường xuyên.

Các đối tượng KSC thường xuyên NSNN được chi trả theo hình thức rút dự tốn: - Các cơ quan hành chính nhà nước

- Các đơn vị sự nghiệp công lập - Các tổ chức chính trị xã hội - Các tổ chức xã hội nghề nghiệp - Các tổ chức xã hội

2.1.4.2. Chi trả, thanh tốn bằng hình thức lệnh chi tiền

Phương thức cấp phát ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền thường được dùng cho các khoản chi khơng mang tính chất thường xuyên như: chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội khơng có quan hệ thường xun với NSNN; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng lệnh chi tiền của cơ quan cơng an, quốc phịng, chi đảm bảo hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính... Nhưng trên thực tế, các lệnh chi tiền vẫn dùng chi hỗ trợ cho các đơn vị như các khoản chi các ngày lễ tết, chi phối hợp….

Khi cấp phát ngân sách bằng lệnh chi tiền, cần thực hiện đúng các nguyên tắc và thủ tục cấp phát sau: Lệnh chi tiền do cơ quan tài chính lập, ngân sách cấp nào chỉ được cấp lệnh chi tiền của ngân sách cấp đó. KBNN quản lý ngân sách cấp nào thì thực hiện lệnh chi tiền của cơ quan tài chính cấp đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện triệu phong, tỉnh quảng trị min (Trang 40 - 45)