Nội dung kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện triệu phong, tỉnh quảng trị min (Trang 51 - 59)

5. Bố cục luận văn

2.2.2.2 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho

bạc Nhà nướcTriệu Phong

a. Các khoản chi thanh toán cho cá nhân

(1) Kiểm soát chi lương và các khoản có tính chất lương:

- Đầu năm ngân sách: Đơn vị sử dụng NSNN về tiền lương và phụ cấp lương

phải gửi các loại văn bản, giấy tờ sau đây đến KBNN để kiểm tra và lưu giữ: + Dự toán chi NSNN năm được cấp có thẩm quyền duyệt,

Cơ quan Tài chính Đơn vị sử dụng ngân sách KBNN

+ Bảng đăng ký hoặc thông báo biên chế, quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:

Nếu năm ngân sách đơn vị chưa được giao chỉ tiêu biên chế, quỹ lương thì tạm thời căn cứ vào số biên chế, quỹ lương được giao của năm trước để cấp phát, thanh toán.

Hàng tháng: Khi nhận được Giấy rút dự toán ngân sách kèm theo bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) do đơn vị sử dụng NSNN gửi đến, kế toán thực hiện;

+ Kiểm tra giấy rút dự toán ngân sách của đơn vị: các yếu tố trên giấy rút dự toán phải được ghi đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xoá, hạch toán nhóm mục chi quy định, đúng mẫu dấu chữ ký của người chuẩn chi.

+ Kiểm tra, đối chiếu khoản chi về lương và phụ cấp lương với dự toán kinh phí và quỹ tiền lương được thông báo, bảo đảm phải có trong dự toán được giao và phù hợp với quỹ tiền lương được thông báo.

+ Kiểm tra bảng tăng, giảm biên chế, tiền lương.

+ Kiểm tra về biên chế: nếu có tăng biên chế thì tổng số biên chế không được vượt so với biên chế được thông báo. (Nếu bảng tăng, giảm biên chế, tiền lương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kế toán không yêu cầu đơn vị xuất trình các văn bản chứng minh cần thiết; Nếu chưa được phê duyệt thì kế toán yêu cầu đơn vị nộp bản thuyết minh mọi biến động tăng, giảm về số lượng công chức, viên chức, về ngạch bậc lương, phụ cấp lương; về sử dụng quỹ BHXH trả thay lương do nghỉ chế độ ốm đau, thai sản… dẫn đến tăng hoặc giảm quỹ lương so với tháng trước). Trường hợp có tăng, giảm lao động đơn vị phải gửi danh sách tăng, giảm công chức, viên chức có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên để kiểm tra và lưu giữ tại KBNN cùng với Bảng kê danh sách công chức, viên chức và tiền lương của đơn vị.

+ Sau kỳ lĩnh lương, nếu có tăng, giảm biên chế, tiền lương thì đơn vị lập bổ sung vào cùng kỳ rút dự toán về tiền lương của tháng sau để cấp bù hoặc trừ vào sổ cấp của tháng sau.

- Xử lý sau khi kiểm tra:

+ Nếu chưa đầy đủ điều kiện thanh toán do hồ sơ chưa đầy đủ, viết sai các yếu tố trên chứng từ,… thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

+ Nếu phát hiện việc chi tiêu không đúng chế độ, hoặc tồn quỹ ngân sách không đủ cấp phát, thanh toán thì từ chối thanh toán; thông báo và trả lại hồ sơ cho đơn vị, đồng thời thông báo cho cơ quan Tài chính đồng cấp (đối với khoản chi thuộc ngân sách cấp đó) hoặc KBNN cấp trên trực tiếp (đối với khoản thuộc ngân sách cấp trên) biết để xử lý.

+ Nếu đủ điều kiện cấp phát thanh toán, kế toán theo dõi tài khoản dự toán của đơn vị trực tiếp thực hiện tuần tự các bước công việc sau đây: Ghi giảm dự toán của đơn vị; định khoản kế toán nghiệp vụ chi NSNN và ký vào phần “Kế toán” trên giấy rút dự toán NSNN. Trình Kế toán trưởng kiểm soát và ký vào phần “Kế toán trưởng” trên giấy rút dự toán NSNN. Chuyển cán bộ giữ dấu đóng dấu “Kế toán” vào chữ ký của Giám đốc. Chuyển hồ sơ cho cán bộ kiểm soát trước quỹ. Chuyển thủ quỹ chi tiền cho đơn vị.

- Thu hồi, giảm chi ngân sách về tiền lương và phụ cấp lương:

+ Do có biến động giảm về tiền lương và phụ cấp lương sau khi rút dự toán NSNN, đơn vị không sử dụng hết, nộp trả lại kinh phí, kế toán thực hiện phục hồi dự toán ngân sách về tiền lương và hạch toán giảm chi NSNN.

+ Trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN về tiền lương, khi phát hiện chi sai chế độ, không đúng mục đích, định mức của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi giảm chi NSNN. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và giấy nộp tiền của đơn vị, kế toán làm thủ tục thu hồi giảm chi NSNN và hạch toán theo đúng mục lục ngân sách của các khoản đã chi.

(2) Các khoản thanh toán kháccho cá nhân

- Đối với các Khoản chi tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp

đồng, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các Khoản đóng góp, chi cho cán bộ xã thôn, bản đương chức: Danh sách những người hưởng tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng, danh sách cán bộ xã,

thôn bản đương chức; Danh sách những người được tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền trợ cấp; Danh sách học bổng (gửi lần đầu vào đầu năm và gửi khi có bổ sung, Điều chỉnh).

+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan

hành chính thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số

117/2013/NĐ-CP: Danh sách chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức,

viên chức (gửi từng lần); Bảng xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm.

+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của Đơn vị sự

nghiệp thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và

các Nghị định trong từng lĩnh vực; Nghị quyết số 77/NQ-CP: Danh sách chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức (gửi từng lần); Bảng xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm.

- Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: Lưu danh sách theo từng lần thanh toán;

- Các khoản thanh toán cá nhân thuê ngoài: Thực hiện thanh toán từng lần và

thanh toán lần cuối đơn vị phải gửi thêm biên bản nghiệm thu;

- Trường hợp đơn vị SDNS thực hiện khoán phương tiện theo chế độ, khoán

văn phòng phẩm, khoán điện thoại…Đơn vị gửi danh sách những người hưởng chế độ khoán gửi một lần vào đầu năm và gửi khi có phát sinh thay đổi;

- Trường hợp đơn vị SDNS thực hiện việc khoán công tác phí, khoán thuê

phòng nghỉ: Thì đơn vị gửi danh sách những người hưởng chế độ khoán khi có phát sinh.

b. Các khoản thanh toán chi nghiệp vụ chuyên môn:

Đối với những Khoản chi không có hợp đồng và đối với những Khoản chi có giá trị hợp đồng dưới hai mươi triệu đồng: Bảng kê chứng từ thanh toán theo Mẫu số 01 thông tư 39/2016/TT-BTC.

- Chi hội nghị, đào tạo, bồi dưỡng: Thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng).

- Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán.

- Chi phí thuê mướn: Thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng).

- Chi đoàn ra: Các hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC

ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

- Chi đoàn vào: Các hồ sơ theo quy định tại Thông tư 01/2010/TT-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo.

c. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ:

- Trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua sắm chi thường

xuyên có giá dưới 20 triệu đồng đơn vị gửi bảng kê thanh toán;

- Đối với khoản chi từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng: Đơn vị gởi đến

KBNN quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp, hợp đồng mua bán, thanh lý, hóa đơn.

- Đối với khoản chi từ 100 triệu đồng trở lên thì tổ chức đấu thầu. Việc đấu

thầu, chào hàng cạnh tranh thực hiện theo thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì

hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang

nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

- Chi mua sắm tài sản, chi mua, đầu tư tài sản vô hình; chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, chi mua vật tư văn phòng, chi sửa chữa thiết bị tin học, sửa chữa xe ô tô, các trang thiết bị khác: Thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng).

- Đối với các Khoản chi mua sắm ô tô: Quyết định cho phép mua xe của cấp

có thẩm quyền; trường hợp mua xe chuyên dùng của các đơn vị trung ương còn phải có thêm ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; mua xe chuyên dùng của địa phương phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội

đồng nhân dân cùng cấp theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2015 ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử

dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ.

d. Đối với những khoản chi khác:

- Kiểm soát, thanh toán các khoản chi sự nghiệp kinh tế: KBNN thực hiện

kiểm soát, thanh toán theo quy định đối với kiểm soát chi thường xuyên, trừ một số khoản kinh phí sự nghiệp kinh tế có tính chất đặc thù như vốn sự nghiệp đường sắt, sự nghiệp địa chất, cầu đường bộ, đường thuỷ,… được cấp thanh toán theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

- Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt

Ngoài việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định, trong quá trình KSC, cán bộ KBNN Triệu Phong còn phải tuân thủ kiểm soát, thanh toán không dùng tiền mặt theo Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, thông tư 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2017/TT-BTC.

Thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 16675/BTC-KBNN ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. KBNN Triệu Phong tiến hành chi trả các khoản sau qua tài khoản ATM của cán bộ công chức: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng, phúc lợi tập thể; chi bổ sung thu nhập; tiền điện thoại đối với các chức danh có tiêu chuẩn; khoán công tác phí và các khoản chi thanh toán cho cá nhân khác đối với các đơn vị trên địa bàn thị trấn và khuyến khích các đơn vị không thuộc địa bàn thị trấn thanh toán chi trả cho cá nhân qua tài khoản.

Trong quá trình kiểm soát chi khi thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc KBNN, các đơn vị giao dịch phải thanh toán bằng các phương thức thanh toán không dùng

tiền mặt, trừ trường hợp thanh toán nhỏ có giá trị không vượt quá 05 triệu đồng đối với một khoản chi thì được thanh toán bằng tiền mặt.

Ngoài ra đối với một số món chi đặc biệt như: Chi giải phóng mặt bằng cho dân, chi mua sắm vật tư do nhân dân khai thác, chi xây dựng các công trình do dân tự làm; chi tiền phụ cấp, tiền ăn hạ sỹ quan cho Cảnh sát biển, Đồn biên phòng, tiền chi nuôi phạm nhân, can phạm của Công an huyện và một số nhu cầu chi thường xuyên đặc biệt khác trên địa bàn cũng đc thanh toán bằng tiền mặt.

Kể từ ngày 01/4/2019, căn cứ Điều 8 Thông tư 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước thì các đơn vị sử dụng NSNN khi giao dịch với đơn vị KBNN mở tài khoản thanh toán tại NHTM có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên trên 1 lần giao dịch, thì thực hiện rút tiền mặt tại NHTM nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản. Qua đó lượng tiền mặt giao dịch qua KBNN giảm đáng kể, đảm bảo an toàn công tác kho quỹ Kho bạc Nhà nước.

* Quyết định sau kiểm soát chi:

Căn cứ vào quyết định phê duyệt của Giám đốc KBNN huyện hay người được ủy quyền, bộ phận nghiệp vụ thực hiện như sau:

- Nếu Giám đốc hoặc người được ủy quyền quyết định không phê duyệt cho

đơn vị thì cán bộ GDV có trách nhiệm trả lại hồ sơ, chừng từ chi cho đơn vị SDNS và thông báo lý do từ chối không thanh toán bằng văn bản cho đơn vị SDNS;

- Nếu giám đốc quyết định phê duyệt cấp thì bộ phận GDV thực hiện tạm ứng hay thanh toán cho đơn vị SDNS;

- Cán bộ GDV tiến hành lưu và trả hồ sơ, chứng từ cho đơn vị SDNS theo quy định;

- Trường hợp chi tiền mặt tại quỹ:

+ Thủ quỹ nhận và kiểm soát chứng từ chi tiền mặt (ngày, tháng, họ tên, địa chỉ người nhận tiền, số chứng minh nhân dân, số tiền bằng số, bằng chữ);

+ Lập bảng kê chi tiền, nhập vào máy yêu cầu người nhận tiền kí nhận lên chứng từ, kí vào chức danh thủ quỹ và đóng dấu “đã chi tiền” lên chứng từ, sau đó

trả 1 liên chứng từ cho khách hàng đồng thời trả các liên chứng từ còn lại cho GDV theo đường dây nội bộ;

- Báo cáo chi NSNN: Hàng tháng, quý, năm các KBNN huyện lập báo cáo chi NSNN gửi cơ quan tài chính đồng cấp, cơ quan hữu quan và KBNN tỉnh.

- Đối chiếu số liệu chi NSNN: Cuối quý, năm KBNN huyện xác nhận số thực chi, tạm ứng NSNN qua KBNN cho các đơn vị SDNS nhà nước trên địa bàn. Cuối năm, KBNN huyện thực hiện quyết toán chi NSNN gửi cấp trên theo chế độ quy định.

- Thu hồi giảm chi NSNN:

Trong quá trình kiểm soát, quản lý các khoản chi NSNN có những khoản chi phải thu hồi nộp trả lại NSNN, căn cứ quyết định thu hồi giảm chi NSNN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giấy nộp tiền của đơn vị SDNS, KBNN làm thủ tục giảm chi NSNN.

Nhận xét:

- Trong những năm trở lại đây, cải cách thủ tục hành chính qua Kho bạc Nhà

nước được chú trọng đặc biệt là cải cách theo hướng giảm bớt các hồ sơ chứng từ đơn vị SDNS phải gửi đến KBNN để kiểm soát, đặc biệt là giao trách nhiệm cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị SDNS về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ;

- Việc KSC theo dự toán đã tạo điều kiện cho các đơn vị chấp hành việc sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện triệu phong, tỉnh quảng trị min (Trang 51 - 59)