5. Bố cục luận văn
1.6.2 Các nhân tố bên ngoài
- Cơ chế quản lý NSNN: Sự thay đổi cơ chế quản lý chi NSNN có tác động
không nhỏ đến hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, nó thể hiện ở sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chi NSNN của các cấp quản lý, cơ chế về
tài chính đới với đơn vị sử dụng NSNN.
- Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN. Hệ thống
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác (phù hợp với tình hình thực tế), tính thống nhất (thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị thụ hưởng NSNN), tính đầy đủ (phải bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế).
- Chất lượng dự toán NSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng nhất
để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo tính kịp thời (trước khi đơn vị chi, KBNN đã phải có dự toán để kiểm soát chi), tính chính xác (nội dung chi, mức chi phải phù hợp với thực tế), đầy đủ (dự toán phải
bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách) và chi tiết (dự
toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càng thuận tiện và chặt chẽ) để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.
- Ý thức chấp hành của các đơn vị SDNS:
Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp, kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính, KBNN. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát thanh toán kinh phí, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.