Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 86 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

5.3.4. Quy trình thực nghiệm

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

Đây là giai đoạn cần thiết giúp chuyển hóa những tƣ tƣởng cơ bản của đề tài vào các thiết kế BT. Bên cạnh đó, trên cơ sở những hình dung về chuẩn đầu ra của DH về thành phần TN trong câu, ngƣời nghiên cứu tiến hành xây dựng các công cụ đánh giá (phiếu BT - đề kiểm tra) và xác lập rõ các phƣơng diện, tiêu chí cụ thể cần quan sát, thu nhận các ý kiến phản hồi. Việc khảo sát để xác định các điều kiện cơ bản về đối tƣợng tham gia hoạt động dạy - học cũng đƣợc hoàn thành nhằm đảm bảo các yêu cầu thực nghiệm sƣ phạm.

- Giai đoạn 2: Mô tả thực nghiệm (triển khai thực nghiệm)

Để hoạt động thực nghiệm thu đƣợc kết quả đáng tin cậy, tinh thần, tƣ tƣởng cốt lõi của đề tài thể hiện trong các thiết kế BT đƣợc trao đổi kĩ với GV đứng lớp. GV tiếp cận, phản hồi các thông tin về điều kiện học tập, cách thức tổ chức nhóm, lớp nhằm tiến hành thực nghiệm một cách thuận lợi. Sau quá trình tác động bằng hệ thống BT, HS thực hành các BT đo nghiệm ở phiếu BT. Hoạt động dự giờ, kiểm tra, đánh giá này đồng thời đƣợc thực hiện ở lớp đối chứng.

Bên cạnh đó, ngƣời nghiên cứu cũng thực hiện trao đổi, phỏng vấn các giảng viên, GV có tham gia dự giờ (một số tiết dạy có sử dụng BT đã thiết kế); phỏng vấn

một số HS để xác nhận chính xác những thông số ghi nhận đƣợc từ quan sát tiết học thực nghiệm.

- Giai đoạn 3: Xử lí kết quả thực nghiệm

Kết quả bài kiểm tra của HS đƣợc xử lí bằng phần mềm SPSS để tìm ra các thông số: tần số, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, điểm cao nhất, điểm thấp nhất... Từ những thông số đã thu nhận đƣợc qua xử lí, mô tả bằng biểu đồ và phân tích, kiến giải.

Về mặt định tính, dựa vào thông tin thu nhận đƣợc qua quan sát, phỏng vấn và sản phẩm lời nói của HS, tiến hành mô tả và đánh giá một cách tƣờng minh, cụ thể. Đánh giá định tính thực hiện trên các phƣơng diện cơ bản nhƣ: hứng thú học tập của HS; mức độ tiếp thu kiến thức và hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng từ; tính tƣơng tác trong giờ học; thói quen và khả năng làm các BT TN theo hƣớng phát triển NL.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 86 - 88)