Các năng lực cần phát triển trong dạy học thành phần trạng ngữ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1 Các năng lực cần phát triển trong dạy học thành phần trạng ngữ

 NL nhận diện thành phần TN trong câu

Nhận diện thành phần TN cần đƣợc xem là một kĩ năng/NL của HS tiểu học, bởi nó xác thực cho việc nhận hiểu chính xác về thành phần phụ phổ biến này trong câu. Phù hợp với đặc điểm, nhận thức và tƣ duy ngôn ngữ của HS, nhà GD thƣờng rèn luyện kĩ năng này bằng cách chỉ dẫn các dấu hiệu hình thức. Chẳng hạn, trƣớc các TN chỉ thời gian, HS có thể nhận diện thông qua các “từ chỉ báo” nhƣ “khi”, “lúc”, “năm”, “ngày”,...; trƣớc các TN chỉ nguyên nhân có thể nhận diện qua các từ “vì”, “do”, “tại”, “nhờ”... Tuy nhiên, một cách khoa học, cần hình thành NL nhận biết thành phần TN cho các em dựa vào chức năng, ý nghĩa bổ sung cho câu. Bởi lẽ, dấu hiệu hình thức chỉ là một “gợi ý” mà trong nhiều trƣờng hợp, chính những dấu hiệu đó lại “đánh lừa” HS, khi các em chƣa đủ bản lĩnh và NL ngôn ngữ để xác nhận đúng thành phần câu. Chẳng hạn, có thể xem các ví dụ sau để thấy sự hiện diện của những từ ngữ đã nêu không hẳn là điều kiện xác thực tƣ cách TN/loại TN:

Ví dụ 1: trời mƣa lớn suốt mấy ngày nên con đƣờng trở nên trơn trƣợt. (Câu

ghép có cặp quan hệ từ “vì” kết hợp với “nên”, đặc điểm HS lớp 4 chƣa thể nhận diện do chƣa đƣợc học về câu ghép).

Ví dụ 2: Nhờ một tiếng, ơn nghĩa có khi mang theo suốt đời. (Câu đặc biệt có tổ

hợp động từ đứng ở đầu câu).

 NL tạo lập thành phần TN

Trong chƣơng trình Tiếng Việt hiện hành, việc tạo lập TN gắn với yêu cầu dựa trên sự tồn tại của một cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ (C-V) cho sẵn hoặc tạo lập bằng cách viết câu/đoạn có TN theo yêu cầu (TN chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện). NL tạo lập đòi hỏi ngƣời học kĩ năng tiền đề - kĩ năng nắm vững kết cấu nòng cốt của câu. Khi HS đã thuần thục với việc tạo lập câu (lớp 4 chỉ ở dạng câu đơn, gắn với các kiểu “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”, hƣớng đến các mục đích phát ngôn: hỏi (nghi vấn), kể (trần thuật), khiến (mệnh lệnh, cầu khiến), cảm (cảm

thán)) thì việc “thêm TN cho câu” sẽ trở nên thuận lợi hơn. NL này cũng đặt ra các yêu cầu về vận hành các phƣơng tiện ngôn ngữ nhằm gia tăng tính hấp dẫn, tính hiệu quả cho các TN đƣợc thêm vào cấu trúc câu. Về lí thuyết, ngƣời học chỉ cần tạo lập câu có TN là đã hoàn thành yêu cầu, song sự phân cấp mức độ hoàn thành sẽ cho phép nhà sƣ phạm đề xuất đƣợc những tác động tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng DH thành phần câu hơn. Chẳng hạn, với nhiệm vụ “Thêm TN chỉ nơi chốn cho câu: ..., những bông hoa đã khoe sắc thắm.”, ngƣời học sẽ “chấp nhận” các TN “dạng tối giản” nhƣ “Trong vƣờn”, “Trên cành”,... mà ít phát triển, mở rộng cụm từ thành một tổ hợp chứa các từ ngữ gợi tả, biểu cảm nhƣ “Trong khu vƣờn mùa xuân ấm áp” hay “Trên những cành đào khoẻ khoắn”...

 NL đánh giá tác dụng của thành phần TN

Khi học về thành phần TN, HS cần hiểu rõ đƣợc tác dụng, giá trị của việc sử dụng TN trong câu. Ở mức độ bình thƣờng, HS chỉ cần trả lời đƣợc câu hỏi “TN câu có giúp bổ sung ý nghĩa phụ về phƣơng diện gì?”. Song khi HS có khả năng nhận hiểu giá trị của TN trong việc tạo hình, giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn (cũng đồng nghĩa với việc NL phân tích, đánh giá tác dụng của thành phần TN đƣợc nâng cao hơn), các câu hỏi có thể đƣợc điều chỉnh thành “TN trong câu giúp cho câu văn gợi tả/biểu cảm nhƣ thế nào?” hay “So sánh cách dùng TN trong các cặp câu sau: a1) Trên cành, chim hót líu lo. b1) Trong vòm lá xanh biếc, chim hót líu lo. a2) Giữa cánh đồng, các bác nông dân đang hăng say làm việc. b2) Giữa cánh đồng rộng mênh mông, các bác nông dân đang hăng say làm việc.

 NL sử dụng thành phần TN nhằm gia tăng tính liên kết và biểu cảm cho văn

bản (đoạn văn, bài văn)

TN không chỉ nhằm bổ sung ý nghĩa phụ về một phƣơng diện nào đó cho câu mà còn có khả năng tạo nên sự kết nối chặt chẽ, linh hoạt cho đoạn văn, bài văn. Đối với phạm vi DH Luyện từ và câu trong chƣơng trình Tiếng Việt hiện hành, đơn vị lớn nhất là đoạn. Yêu cầu viết đoạn văn có ít nhất 2 (hoặc 3 câu) sử dụng TN (cùng loại) sẽ giúp cho đoạn đƣợc phát triển theo logic không gian, thời gian (hay mục đích, nguyên nhân...) nhất định. TN cũng giúp cho “chất văn” của văn bản vì thế gia tăng,

sức viết của HS phát triển hơn.

2.2.2.2 Vai trò của hệ thống bài tập đối với việc phát triển năng lực sử dụng trạng ngữ của học sinh

Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “bài tập” - “Exercise” (tiếng Anh), “Exercice” (tiếng Pháp) dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần (trí tuệ). Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), “bài tập” có nghĩa là “bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học”. Một cách đầy đủ hơn, nhà nghiên cứu Thái Duy Tuyên định nghĩa: “BT là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu đƣợc đƣa ra trong quá trình DH, đòi hỏi ngƣời học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của ngƣời giải tại thời điểm mà BT đƣợc đặt ra”. Về mặt lí luận DH, BT bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khi hoàn thành chúng HS nắm đƣợc hay hoàn thiện một tri thức, một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời, viết kèm theo thực nghiệm.

Ở nƣớc ta, trong các SGK và sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” đƣợc dùng theo quan niệm này. Câu hỏi, BT - đó là những yêu cầu, nhiệm vụ học tập mà khi hoàn thành chúng HS phải tiến hành một loạt hoạt động tái hiện, phân tích, đánh giá có thể với hình thức trả lời miệng, trả lời viết hay có kèm thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm. Tông thƣờng, trong các câu hỏi, BT, HS cần nhớ lại nội dung các định luật, các quy tắc, định nghĩa, các khái niệm để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Tùy theo tính chất của hoạt động cần tiến hành (tái hiện hay sáng tạo) mà BT có thể có cấu trúc dƣới dạng chỉ gồm câu hỏi hay yều cầu luyện tập thực hành hoặc hỗn hợp cả câu hỏi lí thuyết lẫn luyện tập thực hành.

BT đƣợc xem nhƣ là một phƣơng tiện cơ bản, hữu hiệu trong quá trình DH và đƣợc dùng trong quá trình khám phá, hình thành kiến thức, khai thác kiến thức, phát triển tƣ duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho ngƣời học hoặc để kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập. Nhƣ vậy, có thể xem bài tập là một “phƣơng tiện không thể thay thế đƣợc” của cả ngƣời dạy và ngƣời học trong quá trình GD nhằm rèn luyện kĩ năng, hình thành các NL ngôn ngữ, văn học cho HS. Nói cách khác, sử dụng BT là một trong

những yêu cầu quan trọng của quá trình DH Tiếng Việt nói riêng, các môn học khác nói chung nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Trong hệ thống BT Tiếng Việt, BT về thành phần TN thực hiện chức năng riêng của nó đối với việc tác động nhằm phát triển NL ngƣời học. Xét một cách tổng thể, BT về thành phần TN đảm nhận những vai trò cơ bản sau:

 Củng cố, khắc sâu các tri thức sơ giản về TN và các loại TN; rèn luyện và phát triển các kĩ năng thực hành tiếng Việt:

- Giúp HS hiểu đƣợc một cách chính xác chức năng, tác dụng, ý nghĩa của TN khi đƣợc “thêm vào” câu; đặc biệt là giá trị của việc bổ sung thông tin cho câu về các phƣơng diện khác nhau nhƣ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân...

- Giúp HS nhận diện, xác định và phân loại đƣợc các loại TN trong câu nhờ các tín hiệu ngôn ngữ và ý nghĩa biểu đạt (bằng cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Ở đâu?”,...), bao gồm: TN chỉ thời gian, TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ mục đích, TN chỉ phƣơng tiện.

- Rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức về TN, hiểu đƣợc mối quan hệ giữa TN với các thành phần nòng cốt trong câu; xác nhận tƣ cách (thành phần phụ) của TN đồng thời với vị trí mà TN hiện diện.

- Hình thành và phát triển các kĩ năng nhận biết (thành phần TN trong câu), phân tích (cấu trúc cú pháp câu có TN), đánh giá (tác dụng của TN), tạo lập (thêm TN cho câu, viết câu/đoạn có sử dụng TN).

- Mở rộng hiểu biết về thành phần phụ TN, phân biệt đƣợc cơ bản TN với các thành tố phụ (nhƣ bổ ngữ chỉ vị trí, định ngữ mô tả không gian, thời gian...).

 Bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt, thói quen sử dụng TN nhƣ một phƣơng tiện cú

pháp quan trọng nhằm gia tăng hiệu quả giao tiếp:

BT về TN là một bộ phận nhỏ trong hệ thống phƣơng tiện DH Tiếng Việt ở nhà trƣờng tiểu học nhƣng tham gia rất tích cực vào việc hình thành cho HS thói quen, ý khức khai thác các phƣơng tiện từ vựng, cú pháp một cách tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng lời nói. GV cần cho HS thấy giá trị của TN (nghĩa là giá trị của việc “thêm TN cho câu”) thay vì chỉ xem TN đơn thuần là thành phần phụ (có thể có hoặc không).

Ý thức đƣợc điều này, ngƣời học sẽ luôn có sự cẩn trọng trong tạo lập TN để khi “có nó”, câu văn sẽ trở nên cụ thể hơn, hàm chứa nhiều thông tin hơn và trong tình huống TN đƣợc phát triển, mở rộng, lời nói sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Trong một hành trình dài hơn, việc cho HS tiếp cận nhiều với các BT tích cực trên mẫu thể nghiệm từ một đơn vị kiến thức ngữ pháp nhƣ TN còn có thể khơi dậy hứng thú tƣơng tác và phát triển khả năng sáng tạo, NL giải quyết vấn đề cho HS.

Tiểu kết chƣơng 2

Về lí luận, đề tài đã tập trung nghiên cứu, tƣờng minh về quan điểm NL, DH phát triển NL, giới thuyết về TN và mục tiêu, định hƣớng phát triển NL ngôn ngữ trong DH thành phần TN. Việc tìm hiểu, phân tích vai trò của hệ thống BT, trong đó

tập trung vào các BT về TNcũng đƣợc chú trọng nhằm mang đến cái nhìn bao quát về

vấn đề sử dụng BT nhƣ một công cụ hữu hiệu để phát triển NL ngƣời học. Chúng tôi cho rằng, để rèn luyện và phát triển đƣợc NL HS theo quan điểm tiếp cận mới, nhà sƣ phạm cần dựa trên những nền tảng lí luận quan trọng về đặc trƣng của đơn vị kiến thức, sự tham gia của hệ thống BT để đề xuất những dạng thức câu hỏi - BT phù hợp giúp ngƣời học củng cố, khắc sâu tri thức, nâng cao kĩ năng. Quan điểm “tối giản hóa quá trình nhận diện, tối ƣu hóa quá trình vận dụng” cũng là một điểm nhấn về lí luận, nguyên tắc xây dựng hệ thống BT mà chúng tôi nhấn mạnh trong chƣơng này.

CHƢƠNG 3

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 45 - 50)