8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Nội dung khảo sát
3.2.2.1 Nội dung khảo sát giáo viên
Đề tài tiến hành khảo sát những vấn đề sau:
Nhận thức của GV về tầm quan trọng của DH thành phần TN trong chƣơng
trình Tiếng Việt ở tiểu học, tầm quan trọng của hệ thống BT đối với việc phát triển NL ngƣời học trong bối cảnh hiện nay.
Những khó khăn thƣờng gặp của GV khi khai thác, sử dụng và thiết kế (nếu
có) hệ thống BT trong DH thành phần TN.
Nhận xét, đánh giá của GV về hệ thống BT công cụ trong SGK và trong một
số nguồn học liệu khác (nếu có).
Nhận xét, đánh giá của GV về NL nhận diện, vận dụng TN của HS.
Ghi chú: Những nội dung khảo sát đƣợc thể hiện cụ thể qua “Phiếu khảo sát
dành cho GV” ở phần Phụ lục.
3.2.2.2 Nội dung khảo sát học sinh
35% 60%
5% Hoàn toàn đồng tình
Đồng tình Phân vân
Nhận thức của HS về vai trò, chức năng, giá trị của TN trong câu (qua các
bài học trong SGK).
Hiểu biết của HS về cách thực hiện các BT nhận diện và sử dụng TN; mức
độ thuần thục các kĩ năng nhận diện và vận dụng.
Những lỗi HS thƣờng mắc phải khi thực hành BT về thành phần TN.
Ghi chú: Những nội dung khảo sát đƣợc thể hiện cụ thể qua “Phiếu khảo sát
dành cho HS” ở phần Phụ lục.
3.2.3 Tổ chức khảo sát
Đề tài khảo sát 120 HS ở các lớp khối 4 và 20 GV đang làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4 ở 3 trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cụ thể là:
Trƣờng Tiểu học Diên Hồng: 6 GV và 43 HS
Trƣờng Tiểu học Trần Đại Nghĩa: 7 GV và 39 HS
Trƣờng Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh: 7 GV và 38 HS
Thời gian khảo sát: Tiến hành từ ngày 10/05/2020 đến ngày 11/06/2020.
3.2.4 Kết quả khảo sát
3.2.4.1 Kết quả khảo sát giáo viên
Đƣợc sự cho phép của nhà trƣờng, tôi đã tiến hành khảo sát xin ý kiến đóng góp của 20 GV đang trực tiếp làm công tác giảng dạy lớp 4 tại 3 Trƣờng Tiểu học Diên Hồng, Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Đức Cảnh thông qua phiếu trắc nghiệm (phần phụ lục) đã soạn. Mỗi phiếu gồm 9 câu hỏi. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Nhận xét, đánh giá của GV về sự cần thiết của việc DH thành phần TN cũng
nhƣ việc sử dụng hệ thống BT trong phát triển NL HS qua các bài dạy về TN ở lớp 4:
Nhƣ vậy, dựa vào kết quả khảo nghiệm, có thể thấy đa số GV đều đồng tình với ý kiến cho rằng TN là một nội dung DH quan trọng đối với HS bởi nó góp phần hoàn thiện các kiến thức sơ giản về câu đơn cho HS lớp 4, đồng thời giúp HS mở rộng hiểu biết về thành phần câu. Việc khai thác hệ thống BT trong DH TN nhằm phát triển NL ngƣời học cũng đƣợc 60% GV thể hiện mức độ đồng tình. Một số GV chia sẻ thêm về hệ thống BT trong SGK, cho rằng đó là các phƣơng tiện hữu hiệu giúp ngƣời học khắc sâu kiến thức và bƣớc đầu rèn luyện tốt các kĩ năng
Thực trạng nhận thức của GV về đối tƣợng DH - thành phần TN:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp xúc với GV tại 3 trƣờng tiểu học, chúng tôi nhận thấy GV đã có những sự am tƣờng nhất định về TN - đối tƣợng DH trong một chuỗi các bài Luyện từ và câu cuối học kì 2 lớp 4. Mặc dù vậy, qua khảo sát, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau trong nhận thức của GV về đối tƣợng DH:
Bảng 3.2. Thực tế nhận thức của GV về thành phần TN
TT Nội dung khảo sát Trả lời đúng Tỉ lệ %
1 Xác định đúng khái niệm TN 19 95%
2 Xác định đúng những loại TN dạy ở tiểu học trong
chƣơng trình Luyện từ và câu lớp 4
20 100%
3 Xác định đƣợc chức năng của TN 17 85%
4 Xác định đúng vai trò của BT trong DH thành phần TN 14 70%
5 Xác định đƣợc những yêu cầu cần đáp ứng của một BT
về TN
11 55%
6 Xác định đƣợc những việc GV cần làm để tăng hiệu
quả khai thác một BT về TN
12 60%
Số liệu trên cho ta thấy GV ở các trƣờng tiểu học có nhận thức đúng đắn tuy chƣa thật sâu sắc về đơn vị kiến thức mà bản thân mình đã/sẽ trải nghiệm cùng HS. Đa số GV nắm đƣợc khái niệm, chức năng của TN, xác định đƣợc những loại TN dạy ở tiểu học trong chƣơng trình Luyện từ và câu lớp 4. Song, GV chỉ nắm một cách chung chung về thành phần TN mà chƣa có sự trăn trở, suy nghiệm, chƣa cho rằng cần tìm hiểu sâu hơn về thành phần câu này (bởi lẽ, theo lí giải của một GV, đó
cũng chỉ là một thành phần phụ khá đơn giản mà hầu hết HS đều hiểu, đều viết đƣợc). Việc hiểu đúng vai trò của BT trong việc giúp GV khai triển bài học, giúp HS thực hành hiệu quả nhiệm vụ về thành phần TN thông qua các câu hỏi về “yêu cầu cần đáp ứng của một BT TN” và “xác định những việc GV cần làm để tăng hiệu quả khai thác một BT về TN” vẫn còn hạn chế. Kết quả đo này cho thấy phần lớn là do GV khá chủ quan với những nội dung DH đƣợc đánh giá là “không quan trọng nhƣ chủ ngữ, vị ngữ” hay “khá đơn giản vì TN rất phổ biến trong tác phẩm văn học cũng nhƣ trong lời nói hàng ngày”.
Nhận xét, đánh giá của GV về NL thực hành, giải quyết các nhiệm vụ học tập
đƣợc đặt ra trong BT về TN của HS và những khó khăn thƣờng gặp của GV khi DH thành phần TN.
Bảng 3.3. Nhận xét, đánh giá của GV về mức độ NL thực hành của HS
TT Tiêu chí đánh giá Đánh giá (%)
Tốt Đạt Chƣa đạt
1 NL tìm hiểu yêu cầu của đề bài 52,5 47,5 0
2 NL nhận biết đúng thành phần TN 43,3 51,7 5
3 NL tạo lập dạng thêm thành phần TN cho câu 30,8 56,67 12,53
4 NL viết đoạn văn có sử dụng thành phần TN 27,5 40 32,5
5 Ý kiến khác: ... Dựa vào bảng 3 có thể thấy rằng các tiêu chí đƣa ra để đánh giá về NL thực
hành BT về TN của HS lớp 4 theo đánh giá của GVđa số chỉ đạt ở mức độ đạt, thậm
chí có những tiêu chí ở mức độ chƣa đạt. Tuy nhiên ở một vài khía cạnh vẫn có tiêu chí đạt ở mức độ tốt, cụ thể nhƣ sau:
- Đối với NL tìm hiểu yêu cầu của đề bài, theo GV, nhìn chung kết quả thu đƣợc ở HS trong quá trình thực hành là tƣơng đối tốt so với các NL khác. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi vì theo GV đây là một NL nền tảng đã đƣợc rèn luyện từ rất sớm đối với HS. Yêu cầu đề bài của một BT về TN trong SGK cũng thƣờng rõ ràng và ngắn gọn, HS có thể xác định đƣợc ngay những từ khóa của đề bài. Tuy nhiên, vẫn còn đến
47,5% số HS ở mức độ đạt. Điều đó cho thấy tuy không khó những vẫn có nhiều HS chƣa xác định một cách chính xác các yêu cầu đặt ra, nhất là đối với các yêu cầu tạo lập. Đối với bất kì một vấn đề nào thì việc xác định đúng yêu cầu của bài đều là một việc vô cùng quan trọng, vì nếu HS không xác định đúng yêu cầu của bài thì dẫn đến việc làm bài sai.
NL nhận biết đúng thành phần TN của HS vẫn còn hạn chế (mức độ tốt chỉ chiếm 43,3%, đạt chiếm 51,7% và có mức độ chƣa đạt chiếm 5%). Theo đó, kĩ năng nhận diện chính xác thành phần TN của HS vẫn cần đƣợc rèn luyện nhiều hơn. Bên cạnh đó, kết quả đo NL tạo lập ở dạng “thêm TN cho câu” của HS qua đánh giá của GV vẫn cho thấy nhà sƣ phạm cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động/dạng BT này. Mức độ tốt ở tiêu chí đo này chỉ chiếm 30,8% và vẫn còn 12,53% HS chƣa đạt đƣợc các yêu cầu tạo lập. Thông qua khảo sát và trao đổi, đa số GV đều khẳng định HS gặp rất nhiều khó khăn đối với hoạt động rèn luyện kĩ năng này. Một phần là do các em chƣa chắc chắn ở các tri thức nền về chủ ngữ, vị ngữ, do vậy chƣa nhận diện đƣợc mối quan hệ giữa nòng cốt câu với thành phần phụ phải thêm vào để đề xuất cho hợp logic. Một phần là do HS thiếu vốn từ, thiếu sự quan sát nhạy bén với cuộc sống xung quanh nên không thể tìm từ, tìm chất liệu và hình ảnh để “làm đầy” TN.
NL viết đoạn văn có thành phần TN đƣợc đa số GV xác định là khó đối với HS. Qua bảng đo, mức độ tốt chỉ chiếm 27,5%, mức độ đạt chiếm 40% và mức độ chƣa đạt vƣợt trội so với các BT thuộc nhóm NL khác, chiếm 32,5%. Các em thƣờng viết đoạn mà quên mất việc “cài đặt” TN hoặc sử dụng TN một cách khiên cƣỡng, thiếu logic so với ý đƣợc triển khai trong đoạn. Vốn dĩ, chất lƣợng viết đoạn văn của HS nhìn chung theo đánh giá của GV là chƣa thật tốt và cũng chƣa đồng đều, cho nên việc SGK yêu cầu viết đoạn “kèm điều kiện sử dụng TN” sẽ càng khiến cho chất lƣợng sản phẩm lời nói trở nên khó đạt đƣợc nhƣ kết quả mong đợi.
Qua tìm hiểu và trải nghiệm ở trƣờng tiểu học với tƣ cách là GV đứng lớp, tôi cũng nhận thấy rằng các trƣờng đã có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, nâng cao tay nghề cho GV. Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các
buổi tọa đàm, các buổi dạy đánh giá trong tổ chuyên môn, các buổi tập huấn cho GV. Để qua những buổi nhƣ vậy các thầy cô giáo có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm cho nhau. Từ đó nâng cao hiểu biết và NL chuyên môn cho mỗi GV. Tất cả các GV đều đƣợc trang bị đầy đủ SGK, sách giáo viên, sách tham khảo,... Nhà trƣờng cũng tạo điều kiện mua các phƣơng tiện DH hiện đại nhƣ máy chiếu, tivi để dạy bằng giáo án điện tử. Đội ngũ GV có kinh nghiệm, yêu nghề, nhiệt tình với công tác giảng dạy và HS. Đối với việc DH thành phần TN trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, hầu hết GV dã dạy đúng và phân loại tốt các loại TN đã nêu. Một số GV đã sử dụng những phƣơng pháp DH mới hay ứng dụng công nghệ thông tin vào việc DH nhằm phát huy tính tích cực, tự giác học tập của HS.
Tuy nhiên, trong các tiết học GV chƣa xây dựng đƣợc quy trình chung để tổ chức cho HS rèn luyện các NL cần thiết để các em có cái nhìn khái quát các loại bài về thành phần trạng ngữ. GV chủ yếu tuân thủ nội dung và giúp HS hoàn thành bài học một cách đầy đủ, đúng yêu cầu chƣa quan tâm đến việc đánh giá chiều hƣớng phát triển NL của ngƣời học, những “vùng phát triển gần nhất” để có thể bổ sung các BT công cụ nhằm khơi dậy tiềm năng vận hành ngôn ngữ của các em. Vì thế HS thƣờng chỉ có thể biết nhận diện thành phần TN, còn việc viết đƣợc những câu văn hay có thành phần TN thì rất khó. Khi gặp một đề bài mới các em vẫn đang còn lúng túng trong việc lựa chọn từ ngữ để diễn đạt. Không những vậy, tƣ tƣởng phụ - chính vẫn in hằn trong suy nghĩ của nhiều thầy cô giáo. Vì TN là thành phần phụ của câu nên khi viết câu, viết đoạn, thậm chí là bài văn, GV cũng ít quan tâm và nhắc nhở HS nên chú ý đến việc “thêm TN” để câu thêm hay và có chất văn” hơn. Cũng chính vì những lí do trên mà trong khi sửa các BT thêm TN hay viết đoạn văn có TN, GV chƣa có đƣợc sự uốn nắn hay can thiệp sƣ phạm cụ thể để góp phần phát triển NL HS mà thƣờng chỉ nhận xét chung chung, “ohaan hạng” đúng - sai. Việc nhận xét kết quả thực hành BT, nhất là với các BT tạo lập, sản sinh ngôn bản có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự hứng thú học tập và khát khao chinh phục thành phần câu thú vị nhƣ TN của HS.
3.2.4.2 Kết quả khảo sát học sinh
Dựa vào nghiên cứu phiếu khảo sát của HS, chúng tôi thu đc kết quả nhƣ sau:
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện hứng thú của HS đối với nội dung DH thành phần
TN
Nhìn chung, khi đƣợc hỏi, đa số HS đều cho biết mình “rất thích” nội dung DH TN, bao gồm các thông tin cần ghi nhớ đến hệ thống BT thực hành. 97% HS chọn các phƣơng án thể hiện mức độ hứng thú cao, trong khi đó có 3% chọn câu trả lời là “không thích” và chia sẻ thêm rằng đó là nội dung Tiếng Việt tƣơng đối đơn điệu, không hấp dẫn, hơn nữa TN cũng dễ sử dụng mà không cần phải thực hành nhiều những BT quen thuộc nhƣ thế.
Thực trạng nhận thức, hiểu biết của HS về thành phần TN
Học về thành phần TN đối với HS tiểu học là một việc không hoàn toàn đơn giản, nhất là với các TN có tần số xuất hiện ít trong văn bản, lại có thể nhầm lẫn với một số thành phần, thành tố khác nhƣ TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ phƣơng tiện, TN chỉ mục đích. Nếu các BT chỉ dừng lại ở yêu cầu xác định thành phần TN thì đa số HS có thể hoàn thành tốt trong thời gian khá ngắn, đặc biệt là các TN phổ dụng nhƣ TN chỉ thời gian, TN chỉ địa điểm (nơi chốn). Tuy nhiên việc “thêm thành phần TN cho câu” làm sao cho vừa đúng lại hay, viết đoạn văn có thành phần TN sao cho liên kết đƣợc với các câu trong đoạn thì thực sự khá khó khăn đối với một bộ phận HS. Do vậy, với các khảo nghiệm thông qua BT tƣơng ứng với yêu cầu SGK, nhìn chung tỉ lệ hoàn thành của HS là đạt chuẩn song mức độ đạt đƣợc trong tạo lập là chƣa khả quan.
63% 34% 3% Rất thích Thích Không thích Không quan tâm
Cùng với các phiếu hỏi, trong quá trình dự giờ và thu mẫu từ hoạt động thực hành của HS, chúng tôi nhận thấy những hạn chế nhất định của HS từ phƣơng diện tạo lập, sản sinh ngôn bản. Những hạn chế đó một phần xuất phát từ nhận thức chung của HS về lí thuyết thành phần TN, từ việc GV thiếu những định hƣớng quan sát mẫu/dữ kiện ngôn ngữ trong tổ chức phần Nhận xét. Chẳng hạn, nếu quan sát kĩ và có định hƣớng hợp lí, HS hẳn nhiên sẽ nhận ra trong mẫu sau giá trị của “chuỗi” TN chỉ nơi chốn để biết rằng, khi tạo lập, các em hoàn toàn có thể sáng tạo những tổ hợp các TN nhƣ thế:
M. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vƣơng vãi khắp thủ đô.
Mẫu ngôn ngữ đƣợc đƣa ra cho HS phân tích trong bài “Thêm TN chỉ nơi chốn cho câu” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr.129) chứa bốn TN, tạo thành một tổ hợp TN giúp biểu đạt không gian một khách rộng khắp, nơi mà hoa sấu vẫn nở, vẫn vƣơng vãi, vẫn phô hết sắc màu riêng của Hà Nội.
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên 120 HS đang trực tiếp học tại 3 trƣờng Tiểu học Diên Hồng, Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Đức Cảnh (Thành phố Đà Nẵng) để đánh giá một cách cụ thể hơn về các khả năng nhận diện thành phần TN, từ việc nắm khái niệm đến nhận hiểu chức năng, tác dụng của TN và tổng hợp kết quả trong bảng thống kê sau:
Bảng 3.4. Thực tế nhận thức của HS về thành phần TN