TRẠNG NGỮ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC TRẠNG NGỮ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

2.2 TRẠNG NGỮ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC TRẠNG NGỮ

2.2.1 Thành phần trạng ngữ

2.2.1.1 Khái niệm và chức năng của trạng ngữ

 Khái niệm TN

Có khá nhiều định nghĩa về TN. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tu trong “Khái luận ngôn ngữ học” (1960) cho rằng TN là “thành phần phụ của câu có ý nghĩa biểu thụ đặc điểm của hành động, cách thức hành động, chỉ định hành động xảy ra trong tình huống và điều kiện nào đó”. Ông chia TN thành 8 loại: TN cách thức, TN điều kiện, TN mục đích, TN mức độ, TN nguyên nhân, TN nhƣợng bộ, TN vị trí, TN thời gian. Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1964), nhà nghiên cứu Hoàng Trọng Phiến trong “Giáo trình lí thuyết tiếng Việt” (1976), “Ngữ pháp tiếng Việt” (1980) cũng xem TN là “thành phần thứ yếu” có giá trị bổ trợ biểu thị các ý nghĩa thời điểm, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện...

SGK Tiếng Việt 4 (2006) nêu lên định nghĩa khá ngắn gọn về TN: “Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc đƣợc nêu trong câu. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?”.

Về vị trí, TN có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lƣơng khẳng định: “TN có thể đứng trƣớc, sau hay chen giữa nòng cốt câu. Trong nhiều trƣờng hợp, trƣớc TN có dùng quan hệ từ để dẫn nhập, đồng thời TN thƣờng đƣợc tách biệt với phần nòng cốt câu bằng một quãng ngắt (khi viết dùng dấu phẩy”. Ví dụ:

i) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(“Cây gạo”, Vũ Tú Nam)

ii) Đàn ong, từ muôn ngả của khu rừng, đang ùa về trên cánh đồng hoa, náo nức

kiếm tìm mật ngọt.

iii) Những giọt nắng lấp lánh giữa không gian dịu mát của mùa thu.

 Chức năng của TN:

TN thành phần phụ trong câu và nhƣ nhà nghiên cứu Hoàng Trọng Phiến đã khẳng định, đó là “thành phần phụ phổ biến nhất”. Câu có thể có hoặc không có TN.

Tuy là thành phần phụ, TN đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung cho câu các ý nghĩa về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích... Nhờ sự hiện diện của TN, thông tin trong câu trở nên đầy đủ hơn, sinh động hơn, các thành tố ý nghĩa phụ nói trên đƣợc xác nhận rõ ràng hơn.

TN bổ sung ý nghĩa phụ về thời gian và nơi chốn là các loại TN xuất hiện nhiều nhất trong câu tiếng Việt, giúp kết nối dòng chảy các “sự kiện” và mở ra một không gian đầy màu sắc.

Ví dụ: “Ngày mai, các em có quyền mơ tƣởng một cuộc sống tƣơi đẹp vô cùng.

Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dƣới ánh trăng này, dòng thác nƣớc

đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay

trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trƣờng to lớn, vui tƣơi.” (“Trung Thu độc lập”, Thép Mới)

Trong một số trƣờng hợp, TN thể hiện rõ chức năng là một phƣơng tiện liên kết cú pháp. TN dùng để chuyển tiếp ý từ câu này sang câu khác; ví dụ: “Trƣớc đây, Bắc học rất kém. Nhờ siêng năng, cần cù, cậu đã vƣợt lên dẫn đầu lớp.”. TN cũng dùng để tƣờng minh cho một thông tin đƣợc nhắc đến trong câu/tổ hợp câu trƣớc đó; ví dụ:

“Mùa xuân đã về khắp mọi nơi. Trên cành cây, lộc biếc bật chồi nõn nà. Dọc những

con đường, màu áo mới của lũ trẻ gieo một niềm vui rộn rã. Mƣa xuất lất phất bay

giữa không gian rời rợi hương xuân.” Các nhà ngôn ngữ học còn nhấn mạnh vai trò của TN trong kết nối không gian hoặc thời gian và bằng “sự sắp đặt” duyên dáng của

ngƣời viết, chúng tạo nên một điểm nhấn cho câu văn, câu thơ:

Ví dụ: Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nỏi cƣời đƣợc đâu...

...Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vƣờn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mƣa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chƣa tan...

(“Mẹ ốm”, Trần Đăng Khoa)

Hay: Trên bầu trời, những đám mây bắt đầu ửng hồng. Một chú chim siêng

năng cất tiếng kêu lảnh lót rồi từng giọt nắng lóng lánh cứ thế giăng đầy những con

đƣờng, những hàng cây. Phía xa, cánh đồng cũng bừng trong nắng sớm. Từ ngõ nhỏ,

chú trống choai vẫn còn ngơ ngác vì mặt trời lên vội, trƣớc cả khi cái giọng trong vắt của chú kịp vang lên.

TN có khả năng xuất hiện khá linh hoạt, thƣờng đƣợc ngăn cách với kết cấu nòng cốt bằng dấu phẩy. Tuy nhiên, trong hầu hết các ngữ liệu trong SGK Tiếng Việt tiểu học, khi dạy về TN, thành phần này đƣợc “định dạng” xuất hiện đầu câu. Ví dụ: “Trên các lề phố, trƣớc cổng các cơ quan, trên mặt đƣờng nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vƣơng vãi khắp thủ đô.” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr.129)

2.2.1.2 Phân loại trạng ngữ

Có nhiều cách phân loại thành phần TN. Dựa theo ý nghĩa bổ sung cho thành phần nòng cốt câu, thông thƣờng, có thể phân TN tiếng Việt thành 6 loại:

 TN chỉ nơi chốn:

TN chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn, địa điểm, không gian diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”. TN chỉ nơi chốn có thể đƣợc cấu tạo bởi một từ, một tổ hợp từ (cụm từ) hoặc có sự tham gia của một kết cấu C-V phụ:

Ví dụ 1: Chung quanh, những ngƣời hiếu kì đứng vòng trong vòng ngoài để thoả mãn trí tò mò.

Ví dụ 3: Trên con đường len lỏi giữa cánh đồng, những chú nhái bén bắt đầu vũ khúc đón mƣa.

 TN chỉ thời gian:

TN chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian, thời điểm diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi “Bao giờ?”, “Khi nào?”, “Mấy giờ?”... Phƣơng tiện ngôn ngữ giúp biểu đạt ý nghĩa về thời gian trong loại TN này có thể là một kết hợp từ chứa số hoặc một cách mô tả có dấu ấn thời gian:

Ví dụ 1: Khuya, những cơn gió bắt đầu thổi mạnh, những trận mƣa ào ạt đổ xuống trên mái nhà.

Ví dụ 2: Mùa xuân năm 1980, ông nhận nhiệm vụ mới tại Lâm trƣờng Thanh

Thuỷ, nơi ông bất ngờ gặp lại một đồng đội cũ.

Ví dụ 2: Khi mặt trời vừa lặn, đàn trâu lững thững trở về rồi từng đàn chim cũng hối hả bay về tổ.

 TN chỉ nguyên nhân:

TN chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân, lí do của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu. TN chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”, “Nhờ đâu?”, “Tại sao?”. Về dấu hiệu hình thức, TN chỉ nguyên nhân thƣờng bắt đầu bằng các từ “nhờ”, “do”, “tại”, “bởi”, “vì”...

Ví dụ 1: Vì ốm, nó phải nghỉ học suốt một tuần.

Ví dụ 2: Nhờ luyện tập một cách nghiêm túc và thường xuyên, phần dự thi piano

của Thảo Vy đã chinh phục đƣợc ban giám khảo.

 TN chỉ mục đích:

TN chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”, “Nhằm mục đích gì?”, “Vì cái gì?”...

Ví dụ 1: Để giành được thành tích cao trong đại hội thể dục thể thao sắp tới,

huấn luyện viên đã ra sức tập luyện cho các thành viên đội tuyển trẻ của trƣờng.

Ví dụ 2: Nhằm cải thiện thể lực sau một hành trình dài vất vả, anh Pha đã thực

 TN chỉ phƣơng tiện (hay TN chỉ cách thức - phƣơng tiện theo cách gọi của tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lƣơng):

TN chỉ phƣơng tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phƣơng tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ phƣơng tiện thƣờng mở đầu bằng từ “bằng”, “với”, “qua”, “nhờ”. TN chỉ phƣơng tiện trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”, “Với cái gì?”

Ví dụ 1: Với chiếc xe đạp cũ kĩ, mẹ chở tôi đến trƣờng hàng ngày.

Ví dụ 2: Bằng vẻ mặt ôn hoà và dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào mắt chị Dậu. (trích

“Tắt đèn”, Ngô Tất Tố)

Ngoài ra, một số nghiên cứu ngữ pháp còn đề xuất thêm một số loại TN khác, chẳng hạn, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, nhóm tác giả Hoàng Văn Thung và Lê A đã bổ sung thêm vào hệ thống TN các loại nhƣ:

 TN chỉ trạng thái: Do tính từ, động từ trạng thái, ngữ động từ hoặc ngữ động

từ nêu ý nghĩa trạng tháo để bổ sung cho sự việc ở nòng cốt câu.

Ví dụ 1: Mỏi mệt, anh đi nghỉ sớm.

Ví dụ 2: Một cách nhanh nhẹn, anh bƣớc lên cầu thang.

 TN chỉ điều kiện hay giả thiết: Do từ hoặc ngữ có kết từ (nếu, hễ, giá...) đặt

trƣớc, dùng biểu thị ý nghĩa điều kiện hay giả thiết cho sự việc nêu ở nòng cốt.

Ví dụ: Hễ thắp đèn lên thì em phải đọc sách.

 TN chỉ nhƣợng bộ - đối lập: Có kết từ (tuy..., nhƣng...) đặt trƣớc từ hay ngữ

nêu hành động, trạng thái, tính chất, với ý nghĩa nhƣợng bộ, đối lập với sự việc ở nòng cốt câu.

Ví dụ 1: Tuy nghèo, bà mẹ sống rất trong sạch.

Ví dụ 2: Dẫu nghèo, bà mẹ vẫn sống trong sạch.

 TN chỉ so sánh - đối chiếu: Dùng kết từ (nhƣ, bằng, hơn, kém, so với,...) đặt

trƣớc từ hay ngữ nêu ý nghĩa so sánh bởi sự việc ở nòng cốt câu.

2.2.2 Định hƣớng phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ trạng ngữ

2.2.2.1 Các năng lực cần phát triển trong dạy học thành phần trạng ngữ

 NL nhận diện thành phần TN trong câu

Nhận diện thành phần TN cần đƣợc xem là một kĩ năng/NL của HS tiểu học, bởi nó xác thực cho việc nhận hiểu chính xác về thành phần phụ phổ biến này trong câu. Phù hợp với đặc điểm, nhận thức và tƣ duy ngôn ngữ của HS, nhà GD thƣờng rèn luyện kĩ năng này bằng cách chỉ dẫn các dấu hiệu hình thức. Chẳng hạn, trƣớc các TN chỉ thời gian, HS có thể nhận diện thông qua các “từ chỉ báo” nhƣ “khi”, “lúc”, “năm”, “ngày”,...; trƣớc các TN chỉ nguyên nhân có thể nhận diện qua các từ “vì”, “do”, “tại”, “nhờ”... Tuy nhiên, một cách khoa học, cần hình thành NL nhận biết thành phần TN cho các em dựa vào chức năng, ý nghĩa bổ sung cho câu. Bởi lẽ, dấu hiệu hình thức chỉ là một “gợi ý” mà trong nhiều trƣờng hợp, chính những dấu hiệu đó lại “đánh lừa” HS, khi các em chƣa đủ bản lĩnh và NL ngôn ngữ để xác nhận đúng thành phần câu. Chẳng hạn, có thể xem các ví dụ sau để thấy sự hiện diện của những từ ngữ đã nêu không hẳn là điều kiện xác thực tƣ cách TN/loại TN:

Ví dụ 1: trời mƣa lớn suốt mấy ngày nên con đƣờng trở nên trơn trƣợt. (Câu

ghép có cặp quan hệ từ “vì” kết hợp với “nên”, đặc điểm HS lớp 4 chƣa thể nhận diện do chƣa đƣợc học về câu ghép).

Ví dụ 2: Nhờ một tiếng, ơn nghĩa có khi mang theo suốt đời. (Câu đặc biệt có tổ

hợp động từ đứng ở đầu câu).

 NL tạo lập thành phần TN

Trong chƣơng trình Tiếng Việt hiện hành, việc tạo lập TN gắn với yêu cầu dựa trên sự tồn tại của một cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ (C-V) cho sẵn hoặc tạo lập bằng cách viết câu/đoạn có TN theo yêu cầu (TN chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện). NL tạo lập đòi hỏi ngƣời học kĩ năng tiền đề - kĩ năng nắm vững kết cấu nòng cốt của câu. Khi HS đã thuần thục với việc tạo lập câu (lớp 4 chỉ ở dạng câu đơn, gắn với các kiểu “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”, hƣớng đến các mục đích phát ngôn: hỏi (nghi vấn), kể (trần thuật), khiến (mệnh lệnh, cầu khiến), cảm (cảm

thán)) thì việc “thêm TN cho câu” sẽ trở nên thuận lợi hơn. NL này cũng đặt ra các yêu cầu về vận hành các phƣơng tiện ngôn ngữ nhằm gia tăng tính hấp dẫn, tính hiệu quả cho các TN đƣợc thêm vào cấu trúc câu. Về lí thuyết, ngƣời học chỉ cần tạo lập câu có TN là đã hoàn thành yêu cầu, song sự phân cấp mức độ hoàn thành sẽ cho phép nhà sƣ phạm đề xuất đƣợc những tác động tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng DH thành phần câu hơn. Chẳng hạn, với nhiệm vụ “Thêm TN chỉ nơi chốn cho câu: ..., những bông hoa đã khoe sắc thắm.”, ngƣời học sẽ “chấp nhận” các TN “dạng tối giản” nhƣ “Trong vƣờn”, “Trên cành”,... mà ít phát triển, mở rộng cụm từ thành một tổ hợp chứa các từ ngữ gợi tả, biểu cảm nhƣ “Trong khu vƣờn mùa xuân ấm áp” hay “Trên những cành đào khoẻ khoắn”...

 NL đánh giá tác dụng của thành phần TN

Khi học về thành phần TN, HS cần hiểu rõ đƣợc tác dụng, giá trị của việc sử dụng TN trong câu. Ở mức độ bình thƣờng, HS chỉ cần trả lời đƣợc câu hỏi “TN câu có giúp bổ sung ý nghĩa phụ về phƣơng diện gì?”. Song khi HS có khả năng nhận hiểu giá trị của TN trong việc tạo hình, giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn (cũng đồng nghĩa với việc NL phân tích, đánh giá tác dụng của thành phần TN đƣợc nâng cao hơn), các câu hỏi có thể đƣợc điều chỉnh thành “TN trong câu giúp cho câu văn gợi tả/biểu cảm nhƣ thế nào?” hay “So sánh cách dùng TN trong các cặp câu sau: a1) Trên cành, chim hót líu lo. b1) Trong vòm lá xanh biếc, chim hót líu lo. a2) Giữa cánh đồng, các bác nông dân đang hăng say làm việc. b2) Giữa cánh đồng rộng mênh mông, các bác nông dân đang hăng say làm việc.

 NL sử dụng thành phần TN nhằm gia tăng tính liên kết và biểu cảm cho văn

bản (đoạn văn, bài văn)

TN không chỉ nhằm bổ sung ý nghĩa phụ về một phƣơng diện nào đó cho câu mà còn có khả năng tạo nên sự kết nối chặt chẽ, linh hoạt cho đoạn văn, bài văn. Đối với phạm vi DH Luyện từ và câu trong chƣơng trình Tiếng Việt hiện hành, đơn vị lớn nhất là đoạn. Yêu cầu viết đoạn văn có ít nhất 2 (hoặc 3 câu) sử dụng TN (cùng loại) sẽ giúp cho đoạn đƣợc phát triển theo logic không gian, thời gian (hay mục đích, nguyên nhân...) nhất định. TN cũng giúp cho “chất văn” của văn bản vì thế gia tăng,

sức viết của HS phát triển hơn.

2.2.2.2 Vai trò của hệ thống bài tập đối với việc phát triển năng lực sử dụng trạng ngữ của học sinh

Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “bài tập” - “Exercise” (tiếng Anh), “Exercice” (tiếng Pháp) dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần (trí tuệ). Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), “bài tập” có nghĩa là “bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học”. Một cách đầy đủ hơn, nhà nghiên cứu Thái Duy Tuyên định nghĩa: “BT là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu đƣợc đƣa ra trong quá trình DH, đòi hỏi ngƣời học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của ngƣời giải tại thời điểm mà BT đƣợc đặt ra”. Về mặt lí luận DH, BT bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khi hoàn thành chúng HS nắm đƣợc hay hoàn thiện một tri thức, một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời, viết kèm theo thực nghiệm.

Ở nƣớc ta, trong các SGK và sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” đƣợc dùng theo quan niệm này. Câu hỏi, BT - đó là những yêu cầu, nhiệm vụ học tập mà khi hoàn thành chúng HS phải tiến hành một loạt hoạt động tái hiện, phân tích, đánh giá có thể với hình thức trả lời miệng, trả lời viết hay có kèm thực hành hoặc xác minh bằng thực

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 40)