8. Cấu trúc luận văn
2.1.2 Mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ trong dạy học thành phần câu
tiếng Việt ở nhà trƣờng tiểu học
Nâng cao NL ngôn ngữ cho HS tiểu học chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà sƣ phạm nhằm chuẩn bị cho HS tham gia cuộc sống. NL ngôn ngữ giúp HS chiếm lĩnh các công cụ dùng trong giao tiếp, bao gồm chữ viết và âm thanh ngôn ngữ. Cùng với đọc và nghe (bình diện tiếp nhận), các kĩ năng nói và viết sẽ đƣa HS đến với những “thoại trƣờng” sinh động mà ở đó các em đƣợc bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, ấn tƣợng đặc biệt của mình về bản thân, về ngƣời khác, về thế giới muôn màu muôn vẻ. Việc phát triển NL cũng sẽ “dẫn đƣờng” để HS đến với thế giới ngôn từ nghệ thuật. Maxim Gorki từng khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn chƣơng”. Phát triển NL ngôn ngữ ở mức độ cao sẽ hƣớng HS đến nói, viết có “chất văn” nhƣ chính Chƣơng trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã nhấn mạnh. Từ
nói, viết đúng, HS sẽ từng bƣớc chiếm lĩnh các công cụ ngôn ngữ để tạo lập, sản sinh các sản phẩm lời nói linh hoạt, hấp dẫn, thú vị, giàu hình tƣợng.
Phát triển NL ngôn ngữ ở nhà trƣờng tiểu học gắn với nhiều nội dung DH từ và câu, trong đó có DH thành phần câu tiếng Việt. Tuỳ theo cấp học, khái niệm và các tri thức khác về các thành phần câu đƣợc hình thành cho HS. Ở tiểu học, ngƣời học chỉ bƣớc đầu làm quen, rèn luyện để trở nên thuần thục các kĩ năng tạo lập câu gắn với hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) và một thành phần phụ (TN). Mục tiêu và logic hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng cũng đƣợc hoạch định từ đơn giản đến phức tập, từ việc khai thác các mô hình kiểu câu đến việc xác lập, sử dụng thuật ngữ chính thống. Các nhà GD cũng đồng thời chú trọng phát triển NL ngôn ngữ cho ngƣời học
trong DH thành phần câu thông qua cả hai con đƣờng: 1Hình thành kiến thức lí thuyết
qua bài học độc lập và 2Rèn luyện kĩ năng nhận diện, sử dụng thành phần câu trong
cấu trúc câu qua hệ thống BT thực hành. Mỗi con đƣờng đều có những giá trị riêng, những tác động riêng đến HS song mục tiêu cuối cùng là mang đến cho các em cái nhìn đầy đủ (ở mức sơ giản) về thành phần câu, cả về chức năng, cấu tạo lẫn mối quan hệ giữa chúng hay những phƣơng tiện ngôn ngữ tham gia vào việc biểu đạt. Chẳng hạn, hiểu biết về vị ngữ sẽ bao gồm chức năng (nêu lên những hoạt động, trạng thái, đặc điểm đƣợc nêu ở chủ ngữ), từ loại đảm nhận (danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Từ tiền đề tri thức tiếp nhận đƣợc ở lớp 2 và 3, HS lớp 4 có kĩ năng nhận diện vị ngữ dựa vào việc đặt và trả lời câu hỏi “Là gì?”, “Làm gì?”, “Thế nào?”; có kĩ năng tạo lập câu từ các gợi dẫn là từ ngữ chỉ sự vật (làm chủ ngữ, trả lời câu hỏi “Ai?”, “Cái gì?”, “Con gì?”).
Mục tiêu phát triển NL ngôn ngữ cho HS trong DH thành phần câu ở nhà trƣờng tiểu học không những giúp ngƣời học đảm bảo nói, viết đúng cú pháp mà còn tạo nên những sản phẩm ngôn ngữ sống động, hấp dẫn, biểu đạt đƣợc các tƣ tƣởng, cảm xúc của ngƣời viết. Rõ ràng, nếu biết khai thác hiệu quả giá trị, vai trò của các thành phần câu, nếu biết kết hợp và tổ chức, hiệu quả biểu đạt của lời nói sẽ cao hơn. Chẳng hạn, bằng việc cấu trúc, mở rộng và “hình tƣợng hoá” hình ảnh đƣợc nhắc đến trong TN từ một kết hợp hai từ đơn trong mẫu (1) sau đây thành một tổ hợp từ lớn hơn
nhƣ mẫu (2), có sử dụng đảo trật tự tiếng trong từ nhƣ mẫu (3), giá trị tu từ của lời nói sẽ gia tăng:
(1) Trên cành, chim hót líu lo.
(2) Trong vòm lá xanh biếc, chim hót líu lo. (3) Trong vòm lá biếc xanh, chim hót líu lo.
HS cần và đƣợc quyền thụ hƣởng các chiến lƣợc, công cụ phát triển NL ngôn ngữ từ những đổi mới chƣơng trình hay những nghiên cứu khoa học.