Đánh giá hệ thống bài tập dạy học thành phần trạng ngữ trong phân

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 58 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Đánh giá hệ thống bài tập dạy học thành phần trạng ngữ trong phân

môn Luyện từ và câu lớp 4

BT là công cụ hữu hiệu đƣợc dùng để kiểm tra mức độ hiểu biết của HS về thành phần TN và các loại TN đã đƣợc hình thành. Từ những kiến thức sơ giản về TN (chức năng, đặc điểm về dấu hiệu từ vựng, cách thức/kĩ năng để xác nhận tƣ cách TN), HS thực hành các BT để nhận diện đúng thành phần câu này (tách biệt khỏi C-V), từ đó rèn kĩ năng tạo lập câu có chứa TN. Về tỉ lệ, BT nhận diện chiếm 42.86%, BT vận dụng chiếm 57.8%. Đây đƣợc xem là tỉ lệ lí tƣởng trong dạy từ và câu cho HS các lớp cuối cấp tiểu học bởi tính ứng dụng đã đƣợc gia tăng. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số hạn chế sau đây về cấu trúc và ngữ liệu/dữ kiện trong hệ thống BT về TN:

- Lệnh BT còn cứng nhắc, khuôn mẫu, lặp đi lặp lại, chƣa có sự linh hoạt và “mềm hoá” để hấp dẫn HS.

- BT nhận diện nhìn chung đã đảm bảo mục tiêu đề ra sau khi hình thành các tri thức lí thuyết về TN và các loại TN; tuy nhiên ngữ liệu mới chỉ chú ý bám sát chủ điểm Tiếng Việt (trục nội dung) mà chƣa thật sự hấp dẫn, chƣa gần gũi với đời sống tâm lí, tình cảm của HS, ít tạo đƣợc hứng thú tìm tòi, khám phá.

- BT vận dụng chủ yếu tập trung ở các dạng: i) Thêm TN cho câu; ii) Hoàn thành câu với TN cho sẵn (câu rời hoặc câu đặt trong đoạn); iii) Viết đoạn văn có sử dụng TN. Mỗi dạng BT lẽ tất nhiên đều đã gắn với các mục tiêu phát triển NL tạo lập ngôn bản cho HS nhƣng còn thiếu hấp dẫn (từ lệnh BT - tức cách đặt vấn đề đến ngữ liệu). Nhƣ đã nói ở chƣơng lí luận, nếu chỉ với yêu cầu thêm TN cho câu, kết quả mong đợi sẽ thiếu chi tiết, tƣờng minh và kết quả đạt đƣợc nhìn chung có thể dự đoán đƣợc rằng sẽ rất nghèo nàn, ít có sự đột phá. Khi cách đặt vấn đề chƣa thực sự hấp dẫn, chƣa lƣợng hoá đƣợc kết quả mong đợi đối với các đối tƣợng khác nhau, NL ngƣời học sẽ khó đƣợc phát triển đúng hƣớng.

- BT vận dụng (tạo lập) vẫn chƣa thực sự đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc kì vọng về việc thông qua đó, HS biết cách sử dụng TN, không chỉ “thêm vào” nhƣ một thành phần phụ và còn nhƣ một “chất liệu” khiến cho câu văn sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Do vậy, sự đa dạng của hệ thống BT dạng này là cần thiết, nhất là với các BT viết đoạn văn bởi ở đó, việc sử dụng một chuỗi câu (ít nhất 2-3 câu) có TN sẽ tạo nên tính kết nối và tạo nên một bức tranh ngôn từ hấp dẫn. Nói cách khác, HS hoàn toàn có thể “làm đẹp” cho câu, cho

đoạn bằng chính TN mà không phải chỉ với nòng cốt C-V. Cũng chính vì điều này, chúng tôi kiến nghị sự hiện diện của dạng BT “cải biến”, mở rộng một TN đã có thành tổ hợp từ, thậm chỉ tổ hợp chứa kết cấu C-V phụ để HS thấy rõ hiệu quả tạo hình, biểu cảm của TN.

- Chƣa có các BT phân tích, đánh giá về tác dụng, giá trị của TN trong việc tƣờng minh các thông tin về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện cho câu.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 58 - 59)