Đảm bảo tính thực tiễn và tính vừa sức

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

4.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và tính vừa sức

Khi đƣa ra một BT, chúng ta cần tính đến khả năng ứng dụng của nó. Tức là tính khả thi, tính thực tiễn của vấn đề. BT phải phù hợp với cơ sở thực tiễn, với đối tƣợng HS phổ quát (có tính đến một số trƣờng hợp gặp khó khăn trong vận hành ngôn ngữ và HS có năng khiếu đặc biệt). Nếu BT đề xuất quá sức hay lặp lại quá nhiều thì cũng sẽ dẫn đến những rào cản về tâm lí, tƣ duy tiếp nhận của HS. “BT sẽ đƣợc tiến hành nhƣ thế nào?”, “Cơ sở cho việc tiến hành ứng dụng BT ra sao?”, “Kết quả của nó thực sự đóng góp đƣợc gì cho quá trình dạy và học của GV và HS?” - đó là những câu hỏi mà khi thiết kế hệ thống BT chúng ta phải tính đến để đảm bảo khả năng ứng dụng thực tiễn, đảm bảo đƣợc GV và HS đón nhận, thực hành một cách tích cực.

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi khi xây dựng BT thì nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức phải từng bƣớc nâng cao mức độ khó trong giải quyết nhiệm vụ học tập, tạo nên “sự căng thẳng về trí lực” và nỗ lực chinh phục khó khăn một cách cần thiết. Nói cách khác BT phải tạo nên độ khó vừa sức (có ngƣời gọi đó là tính “tạo sức”); những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tƣơng ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Điều này có nghĩa là, trong quá trình áp dụng BT cần chú ý vừa sức không có nghĩa là sức HS đến đâu thì dạy đến đó mà cần xem BT là những “thách thức thú vị” để dƣới sự hƣớng dẫn, tổ chức của GV, ngƣời học bằng sự nỗ lực của mình chiếm lĩnh từng bƣớc tri thức, hoàn thiện các kĩ năng nhằm phát

triển NL bản thân. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đi trƣớc sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển NL của HS.

Tính vừa sức đòi hỏi phải BT phải chú ý phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Mỗi độ tuổi gắn liền với sự trƣởng thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức năng của các cơ quan đó, cũng nhƣ với sự tích luỹ những kinh nghiệm về mặt nhận thức và về mặt xã hội, với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Lứa tuổi thay đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng biến đổi. Trong cùng một lứa tuổi, HS cũng có những đặc điểm khác nhau về hoạt động hệ thần kinh cấp cao, sự phát triển về thể chất và tinh thần, về năng lực, hứng thú... Do vậy, khi thiết kế, chúng tôi luôn chú ý đến việc hấp dẫn HS bằng các ngữ liệu chọn lọc, thiết kế làm dữ kiện BT. Đồng thời, yêu cầu thực hành cũng đƣợc “mềm hoá” để tạo sự hƣng phấn cho đối tƣợng HS giai đoạn cuối cấp tiểu học.

4.1.3 Đảm bảo tính hệ thống và tính hấp dẫn

Nguyên tắc này đòi hỏi khi các BT đƣa ra phải chính xác và có cơ sở khoa học theo một hệ thống nhất định trong chƣơng trình Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Nó phải đƣa đến cho ngƣời học những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp HS tiếp cận với những phƣơng pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thông qua đó mà hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con ngƣời hiện đại.

Đảm bảo tính hệ thống thì các BT sẽ có tính logic và liên kết chặt chẽ nội dung với nhau hơn. Qua đó HS cũng có nhận thức chính xác hơn về thành phần câu TN, về những cách thức, kĩ năng đƣợc hình thành thông qua BT, về việc vận hành ngôn ngữ một cách chính xác nhƣng hấp dẫn và giàu sáng tạo... Từ đó các em sẽ có hƣớng đi đúng đắn trong quá trình học, không chỉ đối với nội dung thêm thành phần TN cho câu.

Bên cạnh đó, để thu hút HS tham gia thực hành BT một cách hứng thú hơn, khi xây dựng hệ thống BT phát triển NL HS trong DH thành phần TN, cần chú ý đến tính hấp dẫn của bài tập thông qua đa dạng hoá dạng BT, thi vị hoá lệnh và dữ kiện, tạo nên

những cách đặt vấn đề hấp dẫn, mới lạ, hàm chứa cả “tính có vấn đề” để kích thích HS nhập cuộc. Những BT đƣợc đƣa ra cần linh hoạt về cách nêu yêu cầu, ngữ liệu phải vừa tƣơi mới vừa gần gũi, chạm vào những suy nghĩ phù hợp lứa tuổi HS.

4.2. CÁCH THỨC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ DẠY HỌC THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)