NỘI DUNG DẠY HỌC TRẠNG NGỮ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 50 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. NỘI DUNG DẠY HỌC TRẠNG NGỮ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG

VIỆT TIỂU HỌC TỪ ĐIỂM NHÌN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC

3.1.1. Thống kê và mô tả nội dung dạy học trạng ngữ

Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi, SGK Tiếng Việt 4 tiếp tục lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hƣớng cơ bản. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt đƣợc thực hiện thông qua tất cả các phân môn: Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn.

Phân môn Luyện từ và câu đƣợc học từ lớp 2 đến hết lớp 5, song từ lớp 4 mới có những tiết học dành riêng để trang bị kiến thức cho HS. Các em đƣợc mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, đƣợc trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu để học tốt các phân môn Tiếng Việt. Cũng thông qua các bài học lí thuyết và thực hành về từ và câu, HS có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt một cách văn hóa trong giao tiếp, tích luỹ thêm những hiểu biết về “ứng xử tiếng Việt” trong những tình huống, ngữ cảnh cụ thể. Các em cũng sẽ nhận thức rõ hơn về vai trò của từng đơn vị ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) trong việc tạo hiệu quả cho lời nói. Quá trình học Luyện từ và câu giúp HS biết vận hành các đơn vị ngôn ngữ phù hợp trong hoạt động giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi ngƣời xung quanh.

Ở lớp 4, phân môn Luyện từ và câu đƣợc dạy trong 62 tiết, trong đó học kì I có 32 tiết, học kì II có 30 tiết, bao gồm các nội dung sau:

 Mở rộng vốn từ (19 tiết)

- Các từ ngữ đƣợc mở rộng và hệ thống hoá theo trƣờng nghĩa tƣơng đƣơng các chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết (tuần 2, 3); Trung thực - Tự trọng (tuần 5, 6); Ƣớc mơ

(tuần 9); Ýchí - Nghị lực (tuần 12, 13); Đồ chơi - Trò chơi (tuần 15, 16); Tài năng (tuần 19); Sức khoẻ (tuần 20); Cái đẹp (tuần 22, 23); Dũng cảm (tuần 25, 26); Du lịch - Thám hiểm (tuần 29, 30); Lạc quan - Yêu đời (tuần 33, 34).

- Các từ ngữ đƣợc mở rộng và hệ thống thông qua các dạng BT thực hành, nhƣ: i) Tìm từ ngữ theo chủ điểm; ii) Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; iii) Phân loại từ ngữ; iv) Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; v) Sử dụng từ ngữ để đặt câu.

 Hình thành kiến thức sơ giản về từ và câu gắn với các nội dung: (1) Tiếng, cấu tạo từ (5 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ. Các dạng bài tập: Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng, từ; Phân loại từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ. (2) Từ loại (9 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về một số từ loại của tiếng Việt, gồm danh từ, động từ, tính từ. Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ. (3) Câu (26 tiết): Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo câu, thành phần câu, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu. Trong chuỗi bài học này có sự hiện diện của 6 tiết về TN, trải dài từ tuần 31 đến tuần 34. Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câu theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trƣớc; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử dụng câu trong các tình huống khác nhau. (4) Dấu câu (3 tiết): Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các loại dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. Các dạng bài tập: Nhận diện và nêu tác dụng của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu (đặt dấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu, đoạn có sử dụng dấu câu).

Ở lớp 4, phân môn Luyện từ và câu đƣợc bố trí 62 tiết nhƣng chỉ có 19 tiết cung cấp từ vựng, số tiết còn lại chủ yếu hình thành kiến thức và rèn luyện các kĩ năng về ngữ pháp. Nhờ các hoạt động rèn luyện kĩ năng về ngữ pháp, HS có thể:

- Nắm đƣợc các quy tắc ngữ pháp để có thể tạo lập câu một cách khoa học, logic.

- Huy động đƣợc vốn từ vựng vào tham gia hoạt động tạo lập câu; sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện ngữ pháp vào hoạt động nói, viết.

- Biết vận dụng linh hoạt ngôn ngữ trong tạo lập; đánh giá đƣợc tác dụng, vai trò và giá trị của việc sử dụng một thành phần, thành tố trong câu, đoạn.

Một trong những đổi mới mang tính đột phá của GD hiện nay là việc chuyển từ DH cung cấp kiến thức sang DH theo định hƣớng phát triển NL ngƣời học. Đó cũng là mục tiêu cơ bản của chƣơng trình phổ thông 2018. Để tiếp cận, chuẩn bị sẵn sàng chƣơng trình phổ thông mới, GV cần có những bƣớc chuyển giao linh hoạt, những đề xuất tích cực trong chính những hoạt động GD hiện nay. Phân môn Luyện từ và câu giữ vị trị quan trọng trong việc phát triển NL ngôn ngữ cho HS và cũng là mảnh đất lí tƣởng để GV thể nghiệm những đổi mới về phƣơng pháp DH, về việc vận dụng hệ thống BT tác động can thiệp theo định hƣớng chƣơng trình 2018. Trong chƣơng trình hiện hành, nội dung DH thành phần TN đƣợc phân bố trong SGK Tiếng Việt lớp 4 từ tuần 31 đến tuần 34. Đây chính là thời điểm HS lớp 4 đã đƣợc trang bị các tri thức sơ giản, cần thiết về các thành phần nòng cốt câu qua hệ thống bài: Vị ngữ/Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”; Vị ngữ/Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”; Vị ngữ/Chủ ngữ trong câu kể “Ai là gì?”. Nắm chắc chức năng, vị trí, thành tố cấu tạo nên vị ngữ, chủ ngữ trong câu, HS sẽ hiểu hơn nguyên lí “thêm TN” nhƣ đúng tên bài học trong SGK nhằm giúp cho câu văn biểu đạt đƣợc ý cụ thể hơn, sinh động hơn. Trƣớc đó, ở lớp 2 và 3, để hình thành những hiểu biết ban đầu về TN, HS đã thực hành các dạng BT tiền đề thông qua kiểu bài “Đặt và trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Để làm gì? Vì sao? Bằng gì?”.

Tên các bài học về TN cũng khá đặc biệt. Tên bài đƣợc đặt theo cấu trúc “Thêm trạng ngữ (...) cho câu” (Chẳng hạn, “Thêm trạng ngữ cho câu”, “Thêm TN chỉ nơi chốn cho câu”). Điều này thể hiện tƣ tƣởng trong việc hình thành tri thức về TN: TN là thành phần phụ “thêm vào” (kết cấu C-V) để bổ sung ý nghĩa cho câu về các phƣơng diện khác nhau. Cả 6 bài về TN đều là các bài lí thuyết (có cấu trúc gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập) và do vậy, hệ thống BT, theo logic phân loại đƣợc xếp thành hai nhóm: BT nhận diện, BT vận dụng (khác với cách phân loại BT theo mục tiêu làm giàu vốn từ, gồm: BT giải nghĩa từ, BT hệ thống hoá vốn từ, BT tích cực hoá vốn từ).

Bảng 3.1 Thống kê nội dung DH thành phần TN trong SGK Tiếng Việt 4

STT Tên bài Kiến thức Hệ thống bài tập

BT nhận diện BT vận dụng 1 Thêm TN cho câu (tuần 31, tr.126) 1. TN là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong

câu. 2. TN trả lời cho câu hỏi khi

nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để

làm gì?

1. Tìm TN trong các câu

sau:

a) Ngày xƣa, Rùa có một cái mai láng bóng.

VÕ QUẢNG

b) Trong vƣờn, muôn loài hoa đua nở.

XUÂN QUỲNH

c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mƣời lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lƣợt.

Theo THANH TỊNH

2. Viết một đoạn văn

ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em đƣợc đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng TN. 2 Thêm TN chỉ nơi chốn cho câu (tuần 31, tr.129) 1. Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự

việc nêu trong câu, ta thêm TN

chỉ nơi chốn vào câu. 2. TN chỉ nơi chốn trả lời cho

câu hỏi Ở đâu?

1. Tìm TN chỉ nơi chốn

trong các câu đã cho: - Trƣớc rạp, ngƣời ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài PHI VÂN - Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội. CHU VĂN - Dƣới những mái nhà ẩm nƣớc, mọi ngƣời vẫn 2. Thêm các TN chỉ nơi chốn cho các câu sau: a) ..., em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

b) ..., em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.

c) ..., hoa đã nở.

thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.

NGUYỄN TRỌNG TẤN

mới có TN. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy: a) Ngoài đƣờng, ... b) Trong nhà, ... c) Trên đƣờng đến trƣờng, ...

d) Ở bên kia sƣòn núi, ... 3 Thêm TN chỉ thời gian cho câu (tuần 32, tr.134) Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những TN chỉ thời gian. 2. TN chỉ thời gian trả lời cho

câu hỏi Bao giờ?, Khi nào?,

Mấy giờ?,...

1. Tìm TN chỉ thời gian trong các câu sau:

a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trƣớc. Vừa mới hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mƣời làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mƣa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho ngƣời ta tƣởng đang ở giữa mùa đông rét mƣớt.

Theo THẠCH LAM

2. Thêm TN cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn đƣợc mạch lạc. a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nƣớc và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom nhƣ cằn cỗi. Nhƣng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại

b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trƣớc những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những ngƣời nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

NGUYỄN TUÂN

nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà. Theo VŨ TÚ NAM (TN: đến ngày đến tháng; mùa đông) b) Ở Trƣờng Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tƣợng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lƣợn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi nhƣ một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Theo THIÊN LƢƠNG

(TN: có lúc; giữa lúc gió đang ào thét ấy)

4 Thêm TN chỉ nguyên nhân cho câu (tuần 32, tr.140) 1. Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc

tình trạng nêu trong câu, ta có thể thêm vào những TN chỉ nguyên nhân. 1. Tìm TN chỉ nguyên nhân trong các câu sau: a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vƣợt lên đầu lớp.

b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.

c) Tại Hoa mà tổ không

2. Điền các từ nhờ, vì, tại vì vào chỗ trống: a) ... học giỏi, Nam đƣợc cô giáo khen. b) ... bác lao công, sân trƣờng lúc nào cũng sạch đẹp.

2. TN chỉ nguyên nhân trả

lời cho các câu hỏi Vì sao?, Nhờ đâu?, Tại

đâu?,...

đƣợc khen. không làm bài tập.

3. Đặt một câu có TN chỉ nguyên nhân. 5 Thêm TN chỉ mục đích cho câu (Tuần 33, trang 150) 1. Để nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những TN chỉ mục đích. 2. TN chỉ mục đích trả lời cho các câu hỏi Để làm gì?, Nhằm mục đích gì?, Vì cái gì?,... 1. Tìm TN chỉ mục đích

trong các câu sau:

a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản. b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng! c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho học sinh, các trƣờng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. 2. Tìm TN thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống: a) ..., xã em vừa đào một con mƣơng. b) ..., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt. c) ..., em phải năng tập thể dục. 3. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh. a) Vì sao chuột thƣờng gặm các vật cứng? Không giống với răng ngƣời và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi nhƣ vậy, dĩ nhiên là rất vƣớng

víu. Để mài cho răng mòn đi,... Theo PHẠM VĂN BÌNH b) Vì sao lợn thƣờng lấy mõm dũi đất lên? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mồm lợn rừng rất dài, xƣơng mũi rất

cứng. Để tìm thức

ăn,... Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng. Theo PHẠM VĂN BÌNH 6 Thêm TN chỉ phƣơng tiện cho câu (tuần 34, tr.160) TN chỉ phƣơng tiện thƣờng mở đầu bằng các từ “bằng”, “với”, và trả lời cho các câu hỏi Bằng cái gì?, Với cái gì?,... 1. Tìm TN chỉ phƣơng

tiện trong các câu sau: a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.

b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, ngƣời họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

2. Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích trong đó có TN chỉ phƣơng tiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 50 - 58)