Phân loại trạng ngữ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.2 Phân loại trạng ngữ

Có nhiều cách phân loại thành phần TN. Dựa theo ý nghĩa bổ sung cho thành phần nòng cốt câu, thông thƣờng, có thể phân TN tiếng Việt thành 6 loại:

 TN chỉ nơi chốn:

TN chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn, địa điểm, không gian diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”. TN chỉ nơi chốn có thể đƣợc cấu tạo bởi một từ, một tổ hợp từ (cụm từ) hoặc có sự tham gia của một kết cấu C-V phụ:

Ví dụ 1: Chung quanh, những ngƣời hiếu kì đứng vòng trong vòng ngoài để thoả mãn trí tò mò.

Ví dụ 3: Trên con đường len lỏi giữa cánh đồng, những chú nhái bén bắt đầu vũ khúc đón mƣa.

 TN chỉ thời gian:

TN chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian, thời điểm diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi “Bao giờ?”, “Khi nào?”, “Mấy giờ?”... Phƣơng tiện ngôn ngữ giúp biểu đạt ý nghĩa về thời gian trong loại TN này có thể là một kết hợp từ chứa số hoặc một cách mô tả có dấu ấn thời gian:

Ví dụ 1: Khuya, những cơn gió bắt đầu thổi mạnh, những trận mƣa ào ạt đổ xuống trên mái nhà.

Ví dụ 2: Mùa xuân năm 1980, ông nhận nhiệm vụ mới tại Lâm trƣờng Thanh

Thuỷ, nơi ông bất ngờ gặp lại một đồng đội cũ.

Ví dụ 2: Khi mặt trời vừa lặn, đàn trâu lững thững trở về rồi từng đàn chim cũng hối hả bay về tổ.

 TN chỉ nguyên nhân:

TN chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân, lí do của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu. TN chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”, “Nhờ đâu?”, “Tại sao?”. Về dấu hiệu hình thức, TN chỉ nguyên nhân thƣờng bắt đầu bằng các từ “nhờ”, “do”, “tại”, “bởi”, “vì”...

Ví dụ 1: Vì ốm, nó phải nghỉ học suốt một tuần.

Ví dụ 2: Nhờ luyện tập một cách nghiêm túc và thường xuyên, phần dự thi piano

của Thảo Vy đã chinh phục đƣợc ban giám khảo.

 TN chỉ mục đích:

TN chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”, “Nhằm mục đích gì?”, “Vì cái gì?”...

Ví dụ 1: Để giành được thành tích cao trong đại hội thể dục thể thao sắp tới,

huấn luyện viên đã ra sức tập luyện cho các thành viên đội tuyển trẻ của trƣờng.

Ví dụ 2: Nhằm cải thiện thể lực sau một hành trình dài vất vả, anh Pha đã thực

 TN chỉ phƣơng tiện (hay TN chỉ cách thức - phƣơng tiện theo cách gọi của tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lƣơng):

TN chỉ phƣơng tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phƣơng tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. TN chỉ phƣơng tiện thƣờng mở đầu bằng từ “bằng”, “với”, “qua”, “nhờ”. TN chỉ phƣơng tiện trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”, “Với cái gì?”

Ví dụ 1: Với chiếc xe đạp cũ kĩ, mẹ chở tôi đến trƣờng hàng ngày.

Ví dụ 2: Bằng vẻ mặt ôn hoà và dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào mắt chị Dậu. (trích

“Tắt đèn”, Ngô Tất Tố)

Ngoài ra, một số nghiên cứu ngữ pháp còn đề xuất thêm một số loại TN khác, chẳng hạn, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, nhóm tác giả Hoàng Văn Thung và Lê A đã bổ sung thêm vào hệ thống TN các loại nhƣ:

 TN chỉ trạng thái: Do tính từ, động từ trạng thái, ngữ động từ hoặc ngữ động

từ nêu ý nghĩa trạng tháo để bổ sung cho sự việc ở nòng cốt câu.

Ví dụ 1: Mỏi mệt, anh đi nghỉ sớm.

Ví dụ 2: Một cách nhanh nhẹn, anh bƣớc lên cầu thang.

 TN chỉ điều kiện hay giả thiết: Do từ hoặc ngữ có kết từ (nếu, hễ, giá...) đặt

trƣớc, dùng biểu thị ý nghĩa điều kiện hay giả thiết cho sự việc nêu ở nòng cốt.

Ví dụ: Hễ thắp đèn lên thì em phải đọc sách.

 TN chỉ nhƣợng bộ - đối lập: Có kết từ (tuy..., nhƣng...) đặt trƣớc từ hay ngữ

nêu hành động, trạng thái, tính chất, với ý nghĩa nhƣợng bộ, đối lập với sự việc ở nòng cốt câu.

Ví dụ 1: Tuy nghèo, bà mẹ sống rất trong sạch.

Ví dụ 2: Dẫu nghèo, bà mẹ vẫn sống trong sạch.

 TN chỉ so sánh - đối chiếu: Dùng kết từ (nhƣ, bằng, hơn, kém, so với,...) đặt

trƣớc từ hay ngữ nêu ý nghĩa so sánh bởi sự việc ở nòng cốt câu.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh trong dạy học thành phần trạng ngữ môn tiếng Việt lớp 4. (Trang 42 - 45)