III. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
e. Lợi nhuận thương nghiệp
- Khái niệm TBTN: Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một bộ phận chuyên môn hóa trong khâu lưu thông hàng hóa. Đó là tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá mua hàng hóa (giá bán buôn) và giá bán hàng hóa (giá bán lẻ).
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư do tư bản sản xuất tạo ra trả cho nhà tư bản thương nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho tư bản sản xuất.
VD: Một nhà tư bản công nghiệp bỏ ra 900 USD để đầu tư sản xuất. Giả định cấu tạo hữu cơ tư bản là 4/1; m’ = 100%; và tư bản chu chuyển hết trong một năm.
G = 720C +180v + 180m = 1080 P’ = 180m/(720C + 180v) = 20%
Nếu nhà tư bản công nghiệp đảm nhiệm toàn bộ quá trình lưu thông thì phải đầu tư một lượng tư bản để hoạt động thương nghiệp. Giả định là 100 USD, do đó tổng tư bản ứng trước sẽ là 900 USD + 100 USD = 1000 USD.
P’ = 180m/(720C + 180v) + (100 HĐ thương nghiệp) = 18%
Nếu nhà tư bản công nghiệp không đảm nhiệm khâu lưu thông mà do tư bản thương nghiệp đảm nhận thì TBCN phải nhường một phần lợi nhuận cho nhà TBTN theo tỷ suất lợi nhuận chung và giá bán hàng hoá của nhà TBCN như sau:
Trên thị trường nhà TBTN bản hàng hoá theo đúng quy luật giá trị và thu về 1080 USD, trừ đi khoản chi phí mua hàng hoá là 1062 sẽ thu được 18 USD lãi và bằng đúng tỷ suất lợi nhuận bình quân của xã hội là 18% của tổng số vốn bỏ ra là 100 USD.
2. Lợi tức