cương bài giảng Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối ngành không chuyên lý luận chính trị)
Chương 4
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀNTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRƯỜNG
1. Độc quyền, độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền
a. Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền nhà nước
* Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền
- Khái niệm độc quyền: Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
Độc quyền hình thành xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền: Cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô
lớn; mặt khác thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.
Hai là, do tác động của cạnh tranh:
Cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, các doanh nghiệp lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn.
Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển hệ thống tín dụng:
Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn cuối thế kỷ 19, đầu hế kỷ 20 làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn còn tồn tại buộc phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
* Độc quyền nhà nước và nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước
- Độc quyền nhà nước
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị xã hội tương ứng với điều kiện phát triển nhất định trọng các thời kỳ lịch sử.
- Nguyên nhân ra đời của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản.
Thứ nhất, tích tụ và tập trung sản xuất càng cao sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có một sự điều tiết từ nhà nước đối với toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối. Nhà nước tham gia với tư cách là đại biểu cho toàn bộ xã hội để quản lý nền kinh tế, độc quyền nhà nước ra đời.
Thứ hai, công lao động làm xuất hiện một số ngành mới mà các tổ chức độc quyền không muốn hoặc không có khả năng đầu tư. Do đó nhà nước phải đứng ra thực hiện đầu tư để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, do sự thống trị của độc quyền tư nhân dẫn tới phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã hội ngày càng sâu sắc. Vì vậy nhà nước cần can thiệp thông qua hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội để duy trì sự ổn định của chế độ chính trị và trật tự xã hội tạo điều kiện cho độc quyền phát triển.
Thứ tư, sự tan rã của chế độ thực dân trên phạm vi toàn cầu giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II đã hình thành các quốc gia độc lập gây cản trở hoạt động của các tổ chức độc quyền. Bên cạnh đó, sự xung đột lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn độc
quyền xuyên quốc gia đòi hỏi nhà nước phải tham gia để điều tiết các hoạt động kinh tế, chính trị quốc tế.