Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam thể hiện ở chỗ:

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 80 - 81)

Việt Nam thể hiện ở chỗ:

Một là, độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Còn hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức để phát triển đất nước. Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ biện chứng, thống nhất và tạo tiền đề cho nhau, trong đó:

+ Độc lập, tự chủ là phát huy sức mạnh của đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (độc lập không có nghĩa là “biệt lập”, không thiết lập các quan hệ kinh tế với thế giới), không để bị lệ thuộc vào các tổ chức, quốc gia khác.

+ Giữ vững độc lập, tự chủ, vừa tích cực, chủ động hội nhập quốc tế còn là phương thức kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.

+ Hiệu quả của hội nhập quốc tế được đo bằng mức độ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.

+ Độc lập, tự chủ còn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Càng hội nhập sâu rộng vàng cần phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hai là, hội nhập quốc tế tạo ra những thách thức mới đối với nhiệm vụ giữ vững độc lập, tự chủ. Vì:

+ Trong hợp tác kinh tế, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển thường yếu thế và dễ bị lệ thuộc vào các nước có nền kinh tế phát triển.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn tới sự phân hóa xã hội dẫn tới trầm trọng thêm các vấn đề xã hội.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho lợi ích nhóm nổi trội hơn dẫn tới quá trình đưa ra các quyết sách thêm phức tạp.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế không hiệu quả sẽ dẫn tới suy giảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia.

Ba là, Để hội nhập có hiệu quả không thể tuyệt đối hóa độc lập tự chủ và quan niệm về độc lập tự chủ là bất biến:

+ Việc tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ hay quan niệm cứng nhắc sẽ bỏ lỡ những cơ hội để hội nhập quốc tế từ đó cản trở sự phát triển của đất nước, làm suy giảm độc lập, tự chủ.

+ Nếu không chủ động sáng tạo tìm ra phương thức mới phù hợp với hoàn cảnh và các điều kiện hình thành từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đảm bảo độc lập, tự chủ cũng sẽ gặp nhiều thách thức.

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Nội dung, tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của thế giới.

3. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế 4. Phương hướng nâng cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nội dung và vai trò của các các cuộc cách mạng CN trong lịch sử? 2. Phương thức thích ứng của Việt Nam trước cách mạng công nghiệp 4.0? 3. Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động tích cực, tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế?

4. Những vấn đề cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập KTQT của Việt Nam hiện nay?

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin dành cho bậc Đại học không chuyên lý luận chính trị, Nxb Giáo dục, HN.

2. Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (2020). Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối ngành không chuyên lý luận chính trị)

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 80 - 81)