BIỂU HIỆN MỚI CỦA ĐỘC QUYỀN, ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN NGÀY NAY; VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 46 - 50)

NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN NGÀY NAY; VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Biểu hiện mới của độc quyền

a. Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản

- Sự xuất hiện của các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.

- Ngoài ra độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện ở các nước đang phát triển, đó là sự sâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các nước này.

b. Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn tư bản độc quyền quyền

- Tư bản tài chính mở rộng ra nhiều ngành, dưới nhiều hình thức: công – nông – thương – tín- dịch vụ hay công nghiệp – quân sự - dịch vụ quốc phòng…

- Chế độ tham dự cũng có sự biến đổi, số cổ phiếu mệnh giá nhỏ được phát hàng rộng rãi, nhiều tầng lớp dân cư có thể trở thành cổ đông. Kéo theo chế độ tham dự dần được thay thế bằng chế độ ủy nhiệm

- Các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia cũng lần lượt xuất hiện nhằm thực hiện việc điều tiết và sâm nhập vào nền kinh tế của quốc gia khác

c. Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản

-Tư bản chủ yếu được đầu tư qua lại giữa các nước tư bản phát triển.

- Chủ thể của xuất khẩu tư bản có sự thay đổi, trong đó vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng to lớn.

- Hình thức xuất khẩu đa dạng, đan xen giữa xuất khẩu tư bản với xuất khẩu hàng hóa.

- Sự áp đặt mang tính chất thực dân dần được thay thế bằng nguyên tắc đầu tư cùng có lợi.

d. Biểu hiện mới của phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền quyền

- Sức mạnh và phạm vi bành chướng của các công ty xuyên quốc gia tăng lên đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và sự phân chia ảnh hưởng giữa các TNCs với nhau, đồng thời thúc đẩy chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Cùng với đó là xu hướng khu vực hóa nền kinh tế, hình thành nhiều liên minh khu vực như EU, OPEC, NAFTA…

e. Biểu hiện mới của sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tập đoàn độc quyền các tập đoàn độc quyền

- Tranh giành phạm vi ảnh hưởng bằng biên giới mềm, biên giới kinh tế, chi phối các nước và tăng phạm vi ảnh hưởng bằng sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đến lệ thuộc về chính trị

- Chiến tranh thương mại thay thế cho chiến tranh nóng, lạnh trước kia, nguy cơ chiến tranh lạnh phục hồi trở lại.

2. Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản

a. Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự

- Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến. - Xuất hiện cơ chế thỏa hiệp để cùng tồn tại.

- Ở một số nước trọng tâm quyền lực thuộc về một thế lực trung dung có vị thế cân bằng giữa các thế lực đối địch nhau tạo nên thể chế kinh tế, chính trị, xã hội ôn hòa, ít cực đoan.

b. Những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước

- Chi tiêu ngân sách thuộc quyền của giới lập pháp, cổ phần của nhà nước nằm trong các công ty lớn trở nên phổ biến.

- Nhà nước đầu tư để khắc phục những chi phí tốn kém trong nghiên cứu khoa học cơ bản.

- Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô thông qua thu chi - ngân sách, kiểm soát lãi suốt, trợ cấp và trợ giá, kiểm soát tỷ giá hối đoái, mua sắm công.

- Ở một số nước, chi ngân sách được định hướng ưu tiên cho các vấn đề xã hội: an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

c. Biểu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước. nước.

- Độc quyền nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày nay tập trung trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

- Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước có xu hướng gia tăng, viện trợ cho nước ngoài của chính phủ trở thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong nước

3. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

a. Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản

- Chủ nghĩa tư bản có vai trò quan trọng trọng việc chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã chấm dứt sự tồn tại của nền nền kinh tế tự nhiên, chuyển sản xuất hàng hóa từ giản đơn lên sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng: Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu.

b. Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu là vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động:

Việc đẩy mạnh phân công lao động, thực hiện các cuộc cách mạng công nghiệp để phát triển lực lượng sản xuất suy cho cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp tư sản. Sự phát triển của lực lượng sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao đã mâu thuẫn với quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và biến mối quan hệ này trở thành mâu thuẫn không thể vượt qua được của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ là hai xu thế cùng song song tồn tại trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- Chủ nghĩa tư bản đã và đang gây ra các cuộc chiến tranh và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới: Vì sự tồn tại và phát triển của mình, các nước tư bản đi đầu trong cách mạng công nghiệp đã ra sức chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh thuộc địa để hình thành nên thị trường độc quyền. Việc đấu tranh đòi phân chia lại thị trường thế giới và phân chia lại hệ thống thuộc địa là nguyên nhân dẫn tới các cuộc chiến tranh khu vực và chiến tranh thế giới.

- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp, giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc: Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện ngay trong quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản. Việc đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung tư bản cùng với khối lượng giá trị thặng dư mà giai cấp tư sản thu được ngày càng cao là nguyên nhân dẫn tới phân hóa giàu nghèo ở các nước tư bản ngày càng gia tăng.

Chủ nghĩa tư bản với mâu thuẫn chủ yếu là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất với tính chất xã hội hóa sản xuất ngày càng cao đã mâu thuẫn với quan hệ dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Trong xã hội tư bản hiện đại, những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại. Bản thân chủ nghĩa tư bản không tự giải quyết được vì càng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thì mẫu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất càng trầm trọng. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lương sản xuất. Đồng thời chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bởi một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn trong lịch sử.

1. Chủ nghĩa tư bản phát triển qua những giai đoạn nào? Phân tích đặc điểm của từng giai đoạn.

2. Phân tích biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa?

3. Có luận điểm cho rằng: Chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng. Hãy phân tích và nhận xét luận điểm trên.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích nguyên nhân ra đời của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản.

2. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của độc quyền đối với nền kinh tế. Ý nghĩa?

3. Trình bày những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền, đặc điểm nào giữ vai trò quyết định nhất? Vì sao?

4. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản .

5. Phân tích những đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản.

6. Phân tích những biểu hiện mới của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản. 7. Phân tích những biểu hiện mới của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản.

8. Phân tích thành tựu, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin dành cho bậc Đại học không chuyên lý luận chính trị, Nxb Giáo dục, HN.

2. Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (2020). Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối ngành không chuyên lý luận chính trị)

Chương 5

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w