CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 1 Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 64 - 65)

1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa

a. Khái quát về cách mạng công nghiệp* Khái niệm cách mạng công nghiệp * Khái niệm cách mạng công nghiệp

Hiểu theo nghiệp theo nghĩa hẹp: là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.

Hiểu theo nghiệp theo nghĩa rộng: là cuộc cách mạng diễnra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất, dẫn đến những thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật của xã hội loài người với mức độ ngày càng cao.

- Khái niệm: Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại, kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển về năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội

* Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới

Cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0).

- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

+ Tiền đề của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

Từ thế kỷ XV, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, đặc biệt từ thế kỷ XVII – XVIII, với sự phát triển của công trường thủ công tư bản. Khiến các “tổ chức công nghiệp theo lối phong kiến hay phường hội trước kia không còn có thể thỏa mãn những nhu cầu luôn luôn tăng theo sự mở mang những thị trường mới”15. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh bắt đầu từ những cải cách trong ngành nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ mà trước hết là ngành dệt, tiếp theo tới cách ngành công nghiệp nặng.

+ Nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.

Phát minh máy móc trong ngành dệt như "thoi bay" của John Kay (1733), xe kéo sợi Jenny (1764), máy dệt vải của Edmund Cartwright (1785)… tạo điều kiện cho ngành công nghệp dệt phát triển mạnh mẽ.

Phát minh máy động lực, đặc biệt là phát minh máy hơi nước của James Watt là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa sản xuất.

Các phát minh trong công nghiệp luyện kim của Henry Cort, HenryBessemer về lò luyện gang, công nghệ luyện sắt là những bước tiến lớn đáp ứng nhu cầu chế tạo máy móc.

+ Vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

Một là, thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Hai là, chuyển nền sản xuất hàng hóa nhỏ thành sản xuất hàng hóa lớn tư bản chủ nghĩa mở rộng quy mô sản xuất.

Ba là, nâng cao năng suất lao động góp phần chấm dứt thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa về mặt kinh tế.

C.Mác và Ph.Ănghen đã nhận xét rằng: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”16.

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w