Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hình thành nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản trong điều kiện mới.
Độc quyền nhà nước là sự thống nhất giữa sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị, quân sự của nhà nước tư sản để hình thành một cơ chế thống nhất nhằm: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và làm cho nhà nước ngày càng phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
Nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nhà nước càng thực hiện mở rộng phạm vi sở hữu đối với tư liệu sản xuất bao nhiêu thì nó càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất đã làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới và do đó vẫn tiếp tục phát triển.
b. Tác động của độc quyển trong nền kinh tế thị trường
- Những tác động tích cực
+ Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
+ Có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
+ Độc quyền tạo ra sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại.
- Những tác động tiêu cực.
+ Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
+ Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
+ Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyển
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ mà còn có thêm các loại canh tranh giữa các tổ chức độc quyền thể hiện qua các nội dung sau:
- Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
- Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
Kết luận: trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn tồn tại song hành với nhau. Mức độ khốc liệt của canh tranh và mức độ độc quyền hóa phụ thuộc vào hoành cảnh cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật khác nhau.