Giá trị sử dụng:

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 25 - 27)

+ Khái niệm: Giá trị của hàng hóa sức lao động là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.

+ Giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Cụ thể:

Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về cơ sở vật chất và tinh thần để tái sản xuất ra sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.

Hai là, chi phí đào tạo người công nhân.

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt nuối sống người thay thế.

- Giá trị sử dụng:

+ Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.

Giá trị sử dung của hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện trong qua trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động tạo ra hàng hóa.

+ Hàng hoá sức lao động có đặc điểm riêng biệt, là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.

Hàng hóa SLĐ là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột.

+ Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt vì: Khi được sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư.

c. Sự sản xuất giá trị thăng dư

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất giữa quá trình tạo ra giá trị sử dụng và quá trình làm tăng giá trị.

Ví dụ quá trình sản xuất giá trị thặng dư:

Giả sử sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện dưới hình thái sản xuất cụ thể là sản xuất sợi. Để tiến hành sản xuất sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền là:

- 50USD để mua 50 kg bông;

- 3USD hao mòn máy móc để kéo 50 kg bông thành sợi;

- 15USD mua hàng hoá sức lao động để sử dụng trong 1 ngày làm việc 8 giờ. Như vậy, nhà tư bản ứng ra 68USD.

Trong quá trình sản xuất sợi, bằng lao động cụ thể, người công nhân biến bông thành sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc được chuyển vào giá trị của sợi; bằng lao động trừu tượng người công nhân tạo ra giá trị mới, giả định, trong 4 giờ lao động thứ nhất công nhân đã chuyển toàn bộ 50 kg bông thành sợi. Giá trị sợi gồm:

Giá trị 50 kg bông chuyển vào sợi: 50 USD Hao mòn máy móc chuyển vào sợi: 3 USD

Giá trị mới bằng giá trị sức lao động: 15 USD

Tổng cộng: 68 USD

Nhà tư bản ứng ra 68USD, bán sợi thu về 68USD. Nếu quá trình lao động dừng lại tại điểm này thì không có giá trị thặng dư, tiền ứng ra chưa trở thành tư bản.

Do đó, để có giá trị thặng dư, thời gian lao động phải vượt quá cái điểm bù lại giá trị sức lao động. Nhà tư bản mua sức lao động của công nhân để sử dụng trong 8 giờ chứ không phải 4 giờ. Công nhân phải tiếp tục làm việc trong 4 giờ nữa, nhà tư bản chỉ phải tốn thêm 50USD để mua 50 kg bông và 3USD hao mòn máy móc. Quá trình lao động 4 giờ lao động thứ 2 diễn ra như quá trình đầu. Số sợi được tạo ra trong 4 giờ lao động sau cũng có giá trị 68USD.

Giá trị 50 kg bông chuyển vào sợi: 50 USD Hao mòn máy móc chuyển vào sợi: 3 USD

Giá trị mới bằng giá trị sức lao động: 15 USD

Tổng cộng: 68 USD

Tổng cộng sau một ngày lao động nhà tư bản thu được 100kg sợi có giá trị là: Giá trị 100 kg bông chuyển vào sợi: 100 USD

Hao mòn máy móc chuyển vào sợi: 6 USD

Giá trị mới bằng giá trị sức lao động: 30 USD

Tổng cộng: 136 USD

Chi phí nhà tư bản bỏ ra cho quá trình sản xuất sợi gồm: 100USD (mua bông) + 6USD (khấu hao máy kéo sợi) + 15USD (mua hàng hóa sức lao động) = 121USD, trong khi đó số sợi sản xuất ra có giá trị 136USD. Do đó, nhà tư bản thu được lượng giá trị thặng dư là 136USD - 121USD = 15 USD.

Kết luận: Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả lao động không công của người công nhân cho nhà tư bản (ký hiệu là m).

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư không những là sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị, mà còn là sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị thặng dư.

Xét theo phương diện tạo ra giá trị mới và giá trị thặng dư, ngày lao động được chia thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Trong đó, thời gian lao động tất yếu (t) là thời gian cần thiết để sản xuất ra một lượng giá trị bằng với giá trị của hàng hóa sức lao động; Thời gian lao động thặng dư (t’) là thời

gian dôi ra so với thời gian lao động tất yếu bị nhà tư bản chiếm đoạt, tức là làm mà không được trả công.

Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do sức lao động của người công nhân kết tinh trong hàng hóa bị nhà tư bản chiếm đoạt.

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w