LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỂN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 42 - 43)

KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỂN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1. Lý luận của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền

a. Các tổ chức độc quyển có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn

- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, tích tụ và tập trung sản xuất cao đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Qua nghiên cứu chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin khẳng định: "... tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"7.

- Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: Cartel, Syndicate, Trust, Consortium.

b. Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối. phiệt chi phối.

- Cạnh tranh làm cho các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sản, bị mua lại hoặc phải sát nhập, từ đó hình thành những ngân hàng lớn, hình thức độc quyền trong ngân hàng ra đời.

- Sự kết hợp giữa độc quyền ngân hàng với độc quyền công nghiệp cho ra đời loại hình tư bản mới – Tư bản tài chính.

- Tư bản tài chính là sự hợp nhất giữa tư bản độc quyền ngân hàng và công nghiệp. V.I.Lênin viết: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp" 8.

- Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn tới hình thành một nhóm nhỏ các nhà tư bản tài chính có khả năng chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội gọi là tài phiệt. Các tài phiệt thông qua chế độ “tham dự” và “ủy thác” để khống chế nền kinh tế thông qua thị trường tài chính …

+ Chế độ tham dự: bằng việc mua cổ phiếu để đầu tư vào một tổ chức độc quyền (công ty mẹ) tư bản tài chính có quyền tham gia vào hội đồng quản trị để đưa ra

7 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005, t.27, tr.402

các chiến lược kinh doanh, kiểm soát hoạt động của công ty mẹ, từ đó khống chế hoạt động của các công ty con và chi nhánh trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, chỉ với một lượng tư bản nhỏ, tư bản tài chính có thể chi phối hoạt động trên phạm vi rộng lớn của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất trên phạm vi toàn cầu.

+ Chế độ ủy thác: Thông qua việc phát hành cổ phiếu với mệnh giá rất nhỏ để mọi người lao động đều có thể mua được, tư bản tài chính đã thu hút được lượng vốn khổng lồ từ xã hội và phân tán quyền nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông. Như vậy, chỉ cần nắm giữ một lượng cổ phiếu nhỏ, tư bản tài chính có thể khống chế quyền nắm giữ cổ phiếu của vô số cổ đông nhỏ lẻ khác. Để tham dự đại hội cổ đông, các cổ đông nhỏ không đủ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu buộc phải ủy thác cho người có đủ tỷ lệ cổ phiếu theo quy định. Việc thực hiện ủy thác sẽ làm giảm quyền của cổ đông nhỏ và tạo điều kiện để tư bản tài chính thỏa hiệp, khống chế cổ động nhỏ nhằm thực hiện mục đích của mình.

c. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến.

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 42 - 43)

w