Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giớ

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 69 - 70)

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

b. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giớ

* Khái niệm: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

* Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới:

- Mô hình công nghiệp hóa cổ điển.

Mô hình công nghiệp hóa cổ điển được thực hiện ở các nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp tiêu biểu là nước Anh. Công nghiệp hóa ở nước Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (ngành dệt) từ đó thúc đẩy ngành nông nghiệp (chăn cừu) và ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp khai khoáng phát triển (các ngành công nghiệp chế tạo mà chủ yếu là máy động lực để cung cấp động lực cho hệ thống máy dệt, máy kéo sợi hoạt động).

Thời gian thực hiện cách mạng công nghiệp kéo dài trung bình 60-80 năm.

- Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô.

Liên Xô thực hiện cách mạng công nghiệp từ những năm 1930, sau đó được nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và các nước đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa tiếp tục thực hiện. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là bắt đầu từ ngành công nghiệp nặng (công nghiệp cơ khí chế tạo). Để thực hiện được quá trình công nghiệp hóa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã huy động mọi nguồn lực trong nước dựa trên mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung để thực hiện các mục tiêu của cách mạng công nghiệp, nhờ mô hình này Liên Xô đã nhanh chóng thực hiện thành công công nghiệp hóa. Tuy nhiên, do việc áp dụng quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung dẫn

tới triệt tiêu động lực của nền kinh tế làm cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng và sụp đổ vào những năm 1991.

- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước NICs

Nhật Bản và các nước NICs (Hàn Quốc, Singapor, Malaysia, Đài Loan …) là những nước đi sau trong cách mạng công nghiệp, nhờ rút được kinh nghiệm từ các nước đi trước (Mô hình CNH cổ điển và mô hình CNH Liên Xô). Nhật Bản và các nước NICs đã thực hiện cách mạng công nghiệp rút ngắn (thực hiện chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật từ các nước phát triển để rút ngắn quá trình CNH) và tập trung theo hướng tận dụng các nguồn lực trong nước để tiến hành chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước từng bước thay thế nhập khẩu để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa.

Kết quả là sau khoảng thời gian ngắn (20 - 30 năm) các nước này đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

* Cách thức thực hiện công nghiệp hóa của các nước chậm phát triển:

- Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần công nghệ từ trình độ thấp tới cao.

+ Ưu điểm: Không phụ thuộc vào nước ngoài.

+ Hạn chế: Tốn thời gian, chi phí (tổn thất trong quá trình thử nghiệm, công nghệ nghiên cứu trong thời gian dài nên khi hoàn thành có thể lạc hậu do các nước phát triển có kinh nghiệm và nguồn lực nên rút ngắn thời gian nghiên cứu).

- Hai là, tiếp nhận chuyển giao hoàn toàn thành tựu khoa học công nghệ từ nước ngoài.

+ Ưu điểm: Nhanh chóng hoàn thành quá trình CNH và đạt trình độ tương đối hiện đại.

+ Hạn chế: Tốn nhiều vốn, phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài (các nước phát triển thường không bán ngay công nghệ hiện đại nhất, do đó nếu quá trình chuyển giao công nghệ không được kiểm soát chặt chẽ sẽ trở thành bãi rác thải công nghiệp).

- Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ nhiều trình độ khác nhau, kết hợp công nghệ truyền thống với đi vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định tới chất lượng của sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Một mặt thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ ở các ngành then chốt để thực hiện công nghiệp hóa. Mặt khác đẩy mạnh quá trình nội địa hóa để thay thế nhập khẩu đồng thời xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển.

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w