KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 50 - 52)

VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VIỆT NAM

1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nghĩa ở Việt Nam

* Khái niệm kinh tế thị trường (chương 2).

* Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Về thực chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hộp 5.1. Quá trình hình thành nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Khi băt đầu đổi mới (1986) Đảng ta quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.

thức rõ hơn, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ áp dụng cơ chế thị trường đến phát triển kinh tế thị trường; đưa ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tổng kết thực tiễn đổi mới kinh tế, Đại hội IX khẳng định “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

- Đại hội XI khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Đại hội XII của Đảng có sự phát triển mới bằng việc đưa ra quan niệm: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Nguồn văn kiện các đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay.

+ Do Việt Nam đang tồn tại những yếu tố khách quan cho phát triển KTTT. + Do hạn chế của mô hình KTTT của chủ nghĩa tư bản.

- Do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thức đẩy phát triển đối với Việt Nam. Nó là phương tiện để đi đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả.

+ Kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực tối ưu, hiệu quả. + Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, hiệu quả.

+ Những khuyết tật của kinh tế thị trường cần có sự điều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng, mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người Việt Nam.

+ Nhiều mô hình KTTT trên thế giới không đem lại sự phát triển cho toàn thể nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w