Thứ nhất, lịch sử các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã chứng minh rằng: CNH, HĐH là con đường duy nhất để đưa đất nước từ một nước kém phát triển trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, hiện đại.
CNH, HĐH là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, việc thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH sẽ nâng cao trình độ của LLSX cho các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động từ đó tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội tất yếu phải đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH để xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại.
Thứ hai, đối với các nước thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam tất yếu phải thực hiện CNH, HĐH để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH. Quá trình này phải được thực hiện từ đầu: từ không tới có, từ thấp tới cao. Thông qua thực hiện CNH, HĐH để phát triển LLSX từ đó tạo điều kiện hoàn thiện QHSX của CNXH, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bên cạnh đó, CNH, HĐH còn hướng tới khai thác hiệu quả những nguồn lực của đất nước cho phát triển nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh phân công lao động trong nước và quốc tế; thu hẹp khoảng cánh phát triển giữa các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế; tăng cường khối đoàn kết liên minh Công – Nông – Trí; tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc phòng để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; tạo điều kiện về vật chất để xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
CNH, HĐH ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
- CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- CNH, HĐH được thực hiện trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Thứ nhất, tạo lập điều kiện cần thiết để chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ.
CNH, HĐH về thực chất chính là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất nhỏ, lạc hậu sang nền sản xuất lớn, hiện đại. Để thực hiện được quá trình chuyển đổi đó cần có những tiền đề, điều kiện trong nước và quốc tế tạo thành môi trường thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH. Cụ thể như:
- Đảm bảo sự ổn định về thể chế chính trị, tạo lập thể chế kinh tế đồng bộ, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
- Xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao, cơ cấu phù hợp, đảm bảo về số lượng cho quá trình CNH, HĐH.
- Xây dựng nền kinh tế hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế. - Nâng cao trình độ dân trí, xây dựng một xã hội văn minh.
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất nhỏ, lạc hậu sang nền sản xuất lớn, hiện đại. Cụ thể
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại. + Để thực hiện CNH, HĐH đòi hỏi vừa thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc cơ khí (công nghiệp hóa), đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại vào các khâu, lĩnh vực then chốt, quyết định tới nâng cao chất lượng sản phẩm (hiện đại hóa) để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
+ Quá trình thực hiện CNH, HĐH cần chú ý tới tất cả các phân ngành của ngành công nghiệp: công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu.. Ngoài ra cần chú ý kết hợp giữa công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Trong đó việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiêp, nông thôn được xem là nhiệm vụ quan trọng của quá trình CNH, HĐH
- Quá trình thực hiện CNH, HĐH phải gắn với phát triển nền kinh tế tri thức với các ngành tiêu biểu như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, AI, IoT …
+ Khái niệm: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" (APEC 2000)
-> Tri thức trở thành nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự tặng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia.
-> Cơ cấu nền kinh tế có những biến đổi sâu sắc, trong đó các ngành dựa vào tri thức, khoa học công nghệ sẽ có tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế.
-> Công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng kết nối các thiết bị thông minh (smartphone, smartTV, smarthome …) tạo thành mạng lưới đa phương tiện để từ đó hình thành một xã hội thông tin.
-> Nguồn nhân lực được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới trở thành yêu cầu bắt buộc đối với lực lượng lao động trong tương lai; mô hình xã hội học tập hình thành và phát triển. Phát triển con người trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
-> Những tác động tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thế giới có tác động trực tiếp tới mỗi quốc gia và ngược lại.
Từ những đặc điểm đó cho ta thấy, để thực hiện CNH, HĐH gắn với nền kinh tế tri thức trước hết cần đầu tư phát triển con người, đồng thời tranh thủ tận dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để xây dựng nền kinh tế hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững + Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện phân công lao động trong nước và phân công lao động quốc tế, từng bước hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất để khai thác thế mạnh của từng vùng, nâng cao năng suất lao động và phát huy nguồn lực của các vùng kinh tế.
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả phải đáp ứng các điều kiện sau: ->Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và xu hướng vận động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-> Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.
-> Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các thành phần, các xí nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
-> Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng sản xuất và đời sống ngày càng được quốc tế hoá.
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng quan hệ sản xuất ở nước ta cần chú ý hoàn thiện quan hệ sở hữu dựa trên chế độ công hữu và chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
+ Bên cạnh đó cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội. Cùng với hoàn thiện quan hệ sở hữu cần chú ý tới các mặt quan hệ tổ chức sản xuất và phân phối nhằm phân bổ nguồn lực sản xuất hợp lý, tạo động lực cho sự phát triển, giải phóng sức sáng tạo của quần chúng nhân dân.
- Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư cần thực hiện tốt những nội dung sau:
+ Hoàn thiện hệ thống chính sách để xây dựng thể chế kinh tế đồng bộ, hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức.
+ Chủ động nắm bắt, ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất.
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nắm bắt cơ hội phát triển, vượt qua thách thức từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gồm:
- Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyển thông để xây dựng nền kinh tế số.
+ Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin có chất lượng cao, cơ cấu phù hợp đáp ứng được những yêu cầu mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhanh chóng đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng lấy nhu cầu thị trường làm căn cứ, cơ sở cho giáo dục đào tạo, coi trọng chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực, phẩm chất của người học
+ Thúc đẩy một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: công nghiệp năng lượng; công nghiệp điện, điện tử; công nghiệp vật liệu mới… đi đầu trong việc số hóa để tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế, từ đó tạo sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đưa ngành nông nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.