Tác động của xuất khẩu tư bản

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 43 - 46)

+ Đối với nước xuất khẩu tư bản: mở rộng phạm vi hoạt động của tư bản; tăng cường sự thống trị về kinh tế, chính trị; bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản…

+ Đối với nước nhập khẩu tư bản:

Thời cơ: có điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế; thực hiện cách mạng công nghiệp; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế …

Thách thức: nguy cơ phụ thuộc về kinh tế, chính trị gia tăng; nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghiệp; nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường; nguy cơ phân hóa giàu nghèo …

d. Cạnh tranh để phân chia thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền

- Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản. V.I.Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời"9.

- Khi các tổ chức độc quyền cạnh tranh trên thị trường quốc tế tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.

e. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ độc quyền hưởng là cách thức để bảo vệ độc quyền

Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn" 10.

Vào đầu thế kỷ XX, các nước tư bản đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Sự phân chia này phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của từng nước tư bản. Nước Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (hoàng) và Pháp.

2. Lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa tư bản

a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp 9 V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.472

với chính phủ: "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng" 11 .

Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái. Chính các đảng phái này đã tạo cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

b. Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước.

- Khái niệm: Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Biểu hiện của sở hữu nhà nước ở chỗ: sở hữu nhà nước tăng lên cùng sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân. Hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội.

- Cách thức hình thành sở hữu nhà nước:

+ Nhà nước bỏ tiền từ ngân sách đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp để hình thành vốn sở hữu của nhà nước trong nền kinh tế.

+ Nhà nước mua cổ phiếu từ các tập đoàn độc quyền để hình thành vốn sở hữu của nhà nước trong nền kinh tế.

+ Nhà nước mua lại các doanh nghiệp của tư nhân không muốn kinh doanh trong các lĩnh vực có lợi nhuận thấp thông qua hình thức quốc hữu hóa.

+ Nhà nước phát hành công trái chính phủ để vay tiền xây dựng nhà máy để hình thành vốn sở hữu của nhà nước trong nền kinh tế.

- Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai là, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của cáctổ chức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi.

Thứ ba là, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo những chương trình nhất định.

c. Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế

Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm: bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội.

Ngày nay, nhà nước chú ý hơn đến việc ban hành và thực hiên một hệ thống các chính sách xã hội nhằm hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, giải quyết các

mâu thuẫn giai cấp xã hội, thực hiện sự công bằng xã hội ở mức độ nhất định trong điều kiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w