Biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tư chủ đi đôi với tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 78 - 80)

- Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước trong định hướng, tạo lập môi trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động của các chủ thể kinh tế.

- Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế như: đất đai, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp, thuế, tài chính, tín dụng, di trú …Đồng thời hoàn thiện páp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế để phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế.

e. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

- Hiện nay nước ta có hạ tầng công nghệ yếu kém, nguồn lao động có chất lượng thấp, quy mô đầu tư nhỏ bé khiến cho năng lực cạnh tranh thấp, hạn chế về khả năng cươn ra thị trường thế giới.

- Để đứng vững trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến đầu tư, cải tiến công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt phải tiếp cận với các phương pháp kinh doanh trong bối cảnh mới: tìm kiếm cơ hội kinh doanh; học cách kết nối cùng cạnh tranh; học cách huy động vốn; học cách quản trị sự bất định; học cách đồng hành cùng chính phủ; học “đối thoại pháp lý” …

- Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua thách thức trong thời kỳ hội nhập. Nhà nước cần chủ động đầu tư triển khai các dự án xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nhân về kinh nghiệm, kỹ năng hội nhập, quản trị, luật pháp… Đồng thời phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, tạo điều kiện thu hút vốn, công nghệ thúc đẩy tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp.

f. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam

- Khái niệm: Nền kinh tế độc lập, tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào một cá nhân, tổ chức kinh tế, quốc gia nào đó về đường lối, chính sách phát thuộc vào một cá nhân, tổ chức kinh tế, quốc gia nào đó về đường lối, chính sách phát triển. Không để bị cá nhân, tổ chức, quốc gia nào đó dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ … để áp đặt, khống chế làm tổn hại chủ quyền quốc gia và những lợi ích cơ bản của dân tộc.

- Biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tư chủ đi đôi với tích cực hội nhập kinh tế quốc tế kinh tế quốc tế

Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối về kinh tế nói riêng và đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tránh bị tụt hậu xa hơn nữa về mặt kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cần tập trung vào các vấn đề sau:

+ Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

+ Mở rộng tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác. Tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác để từ đó tạo nền tảng phát triển bền vững.

+ Quy định chặt chẽ trong đổi mới công nghệ. Một mặt thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, mặt khác tập trung nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai nhằm từng bước tiến tới làm chủ về công nghệ.

Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đạp ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước trong quá trình phát triển, đồng thời thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế phát huy vai trò của nước ta trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả cần chú ý những nội dung sau:

+ Tiếp tục đàm phán, ký kết và chuẩn bị các điều kiện thực hiện các FTA ở mức độ cao hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư …; tham gia giải quyết các tranh chập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế.

+ Huy động mọi nguồn lực để thực hiện thành công ba đột phá chiến lược: cải cách thể chế; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia sản xuất hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ cấu đồng bộ, hợp lý cho quá trình CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế tri thức.

Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công tác quản trị xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế.

Thứ năm, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w