Tư bản khả biến

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 27 - 29)

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, xét từ phía nhà tư bản, là quá trình ứng ra và sử dụng tư bản với tư cách là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động.

- Tư bản bất biến:

+ Khái niệm: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).

+ Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dưnhưng là điều kiện hết sức cần thiết để tạo ra giá trị thặng dư.

Nhà tư bản chỉ sử dụng robot khi nó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với thuê lao động. Ngược lại, nhà tư bản sẽ tiếp tục sử dụng sức lao động làm thuê của người công nhân.

Ngày nay, trong cách mạng khoa học công nghệ robot được ứng dụng vào sản xuất, đây là tiền đề để tăng năng suất lao động nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch cho nhà tư bản.

- Tư bản khả biến

+ Khái niệm: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là v).

Như vậy, nếu gọi giá trị hàng hóa là G thì ta có công thức về giá trị hàng hóa như sau:

G = C + v + m

Trong đó: C là giá trị những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng (đây chính là chi phí lao động quá khứ đã được vật hóa dưới dạng tư liệu sản xuất); v + m là giá trị mới do sức lao động của người công nhân kết tinh trong quá trình sản xuất.

e. Tiền công

- Khái niệm: Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động hay biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động.

+ Bản chất tiền công do người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất nhưng được hiểu là do nhà tư bản trả cho người công nhân để mua hàng hóa sức lao động.

+ Mối quan hệ giữa người mua và người bán sức lao động mang tính thống nhất về lợi ích. Vì vậy, đối với người mua sức lao động cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động (bản thân người lao động là nguồn gốc tạo ra sự giàu có cho bản thân người sử dụng lao động). Ngược lại, đối với người lao động cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng lao động và biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

+ Khi khẳng định hàng hóa sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư không có nghĩa là mua được sức lao động là có giá trị thặng dư, vì giá trị thặng dư kết tinh trong hàng hóa do người lao động sản xuất ra trong quá trình sản xuất. Nhà tư bản chỉ thu được giá trị thặng dư sau khi bán được hàng hóa đúng với giá trị hoặc thấp hơn không dưới mức chi phí ứng ra để tiến hành sản xuất.

f. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản* Tuần hoàn của tư bản: * Tuần hoàn của tư bản:

- Khái niệm: Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lầnlượt trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thái, thực hiện ba chức năng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.

Công thức chung của tuần hoàn tư bản là: SLĐ

T – H < … SX … H’ – T’ TLSX

- Tuần hoàn tư bản phản ánh những mối quan hệ khách quan giữa các hoạt động, các khâu của quá trình sản xuất. Để sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ thể kinh doanh phải có các yếu tố sản xuất cần thiết với số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp, phải có đủ trình độ tổ chức sắp xếp và thực hiện công việc theo quy trình. Đồng thời cần có môi trường thuân lợi dựa trên hệ thống cơ chế chính sách của nhà nước.

* Chu chuyển của tư bản:

- Khái niệm: Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.

- Chu chuyển tư bản được đo lườngbằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển tư bản.

+ Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

+ Tốc độ chu chuyển tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Tốc độ chu chuyển tư bản được tính theo công thức: Công thức:

CH n = ch

Trong đó: n là số vòng chu chuyển của tư bản. CH là thời gian trong năm.

ch là thời gian 1 vòng chu chuyển.

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 27 - 29)

w