Lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 58)

II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

a. Lợi ích kinh tế

- Khái niệm:

Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thúc và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó

- Khái niệm lợi ích kinh tế: là lợi ích vật chất và các lợi ích khác mà con người thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế.

- Bản chất của lợi ích kinh tế: Lợi ích kinh tế phản ảnh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Ph. Ănghen viết: “những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thái lợi ích”12.

Các quan hệ kinh tế luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.

- Biểu hiện của lợi ích kinh tế: gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng: lợi ích của chủ doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập (tiền công).

+ Xét về lâu dài đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là lợi ích quyết định. Do vậy, nếu không thấy được vai trò của lợi ích kinh tế sẽ làm giảm động lực hoạt động của các cá nhân.

+ Nghiên cứu tới lợi ích kinh tế còn góp phần làm rõ lợi ích đó được xác lập trong quan hệ nào? Vai trò của các chủ thể trong quan hệ đó là gì? (chủ sở hữu hay nhà quản lý; lao động làm thuê hay trung gian trong hoạt động kinh tế; ai là người thụ hưởng lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó …).

Một phần của tài liệu DE CUONG KTCT (8.8.2021 - THEO GT) (Trang 58)

w