Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 112 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.3. Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông cụ thể

4.4.3.1. Hoạt động tập huấn

Trước khi tiến hành tập huấn cần xác định nhu cầu, khó khăn của người dân gặp phải trong sản xuất để nội dung tập huấn thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân.

Cần xác định rõ đối tượng tập huấn, tránh sự chênh lệch về trình độ, điều kiện kinh tế giữa các hộ tham gia để nâng cao hiệu quả tập huấn.

Trạm cần phải cử cán bộ khuyến nông có kỹ thuật chuyên môn giỏi, tự tin, khả năng truyền đạt kiến thức tốt, thân mật với người nông dân để tăng thêm khả năng truyền đạt cũng như khả năng tiếp thu của người nông dân.

Ngoài phương pháp thuyết trình để nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn trong tập huấn thì cần kết hợp với các phương pháp khác như thảo luận, có thực hành, giáo cụ trực quan…

Sau các lớp đào tạo tập huấn cần tổ chức các buổi hội thảo nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồng tại cần khắc phục.

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như hội Nông dân, hội Phụ nữ để lồng ghép các chương trình tập huấn cùng với những buổi sinh hoạt của hội để công tác tập huấn mang lại kết quả cao nhất vì họ chính là những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.

Trạm cần tăng cường tập huấn trên lĩnh vực chăn nuôi - thuỷ sản.

Tham mưu cơ sở đầu tư tập huấn, phấn đấu mỗi năm mỗi HTX đầu tư 1-2 buổi tập huấn, mỗi buổi từ 50-100 lượt người, mỗi lớp đầu tư từ 2-3 triệu đồng/lớp.

Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giúp cán bộ nâng cao trình độ sư phạm, kiến thức thực tế tổ chức tập huấn cho nông dân.

Người dân trong xã cần tích cực tham gia các hoạt động tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình, trực tiếp thực hiện các chương trình, mô hình được triển khai tại địa phương. Tích cực học hỏi, trao dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi trồng trọt hiệu quả để vận dụng vào hoạt động sản xuất của gia đình mình. Tham gia đề xuất các ý kiến, ý tưởng hay nhu cầu, mong muốn của mình để cùng cán bộ khuyến nông hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy lý thuyết cũng như thực tế trong hoạt động khuyến nông.

4.4.3.2. Hoạt động tham quan,hội thảo đầu bờ

Cần phải xây dựng các mô hình trọng điểm, điển hình. Tổ chức cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân đi tham quan mô hình sản xuất điển hình. Truyền đạt một cách có hiệu quả kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân.

Khuyến nông viên cơ sở phải kết hợp với UBND xã, HTX, các tổ chức hội, đoàn thể để tạo điều kiện cho nông dân sản xuất giỏi đi tham quan các mô hình có hiệu quả cao ở các điạ phương khác. Để các hộ này tích cực đổi mới thực hiện mô hình, khi có hiệu quả thì hướng dẫn cho nông dân trong vùng. Có như thế mới làm cho nông dân khác thu hút, thuyết phục nhanh, mạnh, và có định hướng làm theo. Để thực tốt các biện pháp này thì UBND xã, HTX và các đoàn

thể phải lựa chọn các điểm tham quan phù hợp, có một nguồn kinh phí để hỗ trợ một phần kinh phí đi lại, ăn ở cho người dân đi tham quan ở các địa điểm xa.

Sau các cuộc tham quan, hội thảo cần thu thập ý kiến đánh giá của nông dân về mô hình để quyết định xem có nên nhân rộng mô hình hay không.

4.4.3.3. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Tìm hiểu chính xác nhu cầu của nông dân và địa phương trước khi xây dựng mô hình, huy động người dân tham gia nhiệt tình trong quá trình xây dựng mô hình.

Trạm cần tham mưu cho cơ sở tích cực đầu tư kinh phí xây dựng mô hình, tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ nhằm giới thiệu và tuyên truyền sâu rộng tới nhiều nông dân trong xã, thôn về các giống cây trồng, vật nuôi mới theo hướng sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao đưa vào sản xuất.

Phấn đấu mỗi xã có từ 1 - 2 mô hình/ năm nhằm chọn ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có ưu thế hơn về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, bổ sung và cải thiện cơ cấu giống cho các năm tiếp theo.

Trong xây dựng mô hình phải có sự phối, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức điạ phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến thu hút sự quan tâm, sự tham gia của người dân địa phương.

Cần tham mưu cho huyện, xã và các hộ nông dân chuyển những diện tích đất nông nghiệp không hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại để tạo thuận lợi cho việc áp dụng TBKT vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài các mô hình về trồng trọt, trạm cần phối hợp với tổ chức trong và ngoài ngành để xây dựng thêm mô hình trên các lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chăn nuôi công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất giỏi, các hộ xung phong làm điểm mô hình.

Lãnh đạo cấp xã cần quan tâm tới việc đưa tiến bộ kỹ thuật về cho nông dân. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện lịch thời vụ, cơ cấu giống, vật tư phân bón, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh phục vụ sản xuất. Hỗ trợ kinh phí để tổ chức tập huấn, tham quan, xây dựng triển khai mô hình trình diễn, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm,..để tạo mọi điều kiện cho cán bộ khuyến nông

hoạt động có hiệu qủa. Cần cơ chế chính sách khuyến khích, động viên người dân trong xã tham gia các hoạt động khuyến nông, tham quan mô hình, tập huấn kỹ thuật,.. được tổ chức trên địa bàn xã.

- UBND huyện Ứng Hòa Xây dựng chính sách hỗ trợ và mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, cây cảnh và nuôi trồng thủy sản,.. xây dựng cơ sở hạ tầng tưới tiêu; giao thông nội đồng.

4.4.3.4. Hoạt động tư vấn dịch vụ vay vốn quỹ khuyến nông

Rà soát cơ chế, chính sách còn bất cập liên quan đến công tác quản lý QKN để đề xuất với Sở Nông nghiê ̣p và PTNT, Sở Tài chı́nh báo cáo UBND thành phố sửa đổi, bổ sung.

Trạm Khuyến nông tiếp tu ̣c khảo sát, ưu tiên cho vay đối với các mô hı̀nh liên kết sản xuất, liên kết sản xuất-tiêu thu ̣ sản phẩm, các mô hı̀nh nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mô hı̀nh ứng du ̣ng công nghê ̣ cao.

Củng cố bộ máy quản lý, chỉ đạo hoạt động Quỹ Khuyến nông; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý cho các hộ nông dân, chủ trang trại đã được vay vốn Quỹ Khuyến nông để sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả cao. Tăng cường tâ ̣p huấn nghiê ̣p vu ̣ tı́n du ̣ng cho cán bô ̣ khuyến nông tham gia công tác quản lý Quỹ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hı̀nh thức, phương pháp phù hơ ̣p, hiê ̣u quả về chı́nh sách của Đảng, nhà nước về nông nghiê ̣p, nông dân, nông thôn, đặc biệt là chı́nh sách tı́n du ̣ng ưu đãi của Chính phủ và thành phố; Đối tượng, điều kiê ̣n, quy đi ̣nh những thủ tu ̣c cho vay của Quỹ khuyến nông; những gương điển hı̀nh trong công tác quản lý Quỹ, trong sử du ̣ng vốn Quỹ có hiê ̣u quả,…

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các Tiểu ban quản lý Quỹ và người vay vốn. Phối hợp với chı́nh quyền cơ sở, các đơn vi ̣ liên quan triển khai các biê ̣n pháp thu hồi nợ quá ha ̣n. Thực hiê ̣n đối chiếu dư nợ theo đi ̣nh kỳ để ki ̣p thời ngăn chặn không để phát sinh nợ mới.

Xây dựng phần mềm quản lý Quỹ để tiến tới sẽ triển khai thực hiê ̣n theo dõi, quản lý, sử du ̣ng vốn vay trên ma ̣ng máy tı́nh. Ki ̣p thời biểu dương, khen thưởng những tâ ̣p thể, cá nhân có nhiều thành tı́ch trong hoa ̣t đô ̣ng Quỹ khuyến nông hàng năm. Đưa chı̉ tiêu chất lượng hoa ̣t đô ̣ng QKN vào tiêu chı́ đánh giá, bı̀nh xét xếp loa ̣i thi đua hàng năm của các Tra ̣m khuyến nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 112 - 116)