Thực trạng công tác bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 68 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng về công tác khuyến nông tại huyện Ứng Hòa

4.2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

4.2.1.1. Kết quả công tác bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất

a. Kết quả công tác bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2018

Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động phổ biến, thường xuyên của CBKN trong việc chuyển giao TBKT mới vào sản xuất, nó đáp ứng được hai yêu cầu là giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân nhằm nắm bắt được quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Do vậy, trong suốt thời gian qua, công tác tập huấn luôn được CBKN trên địa bàn huyện tiến hành thường xuyên và liên tục.

Đây là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công tác khuyến nông, chính vì thế ngay từ đầu năm Trạm khuyến nông đã xây dựng kế hoạch mở lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi theo định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất. Xong một số hoạt động vẫn chưa được triển khai là do nguồn kinh phí còn hạn hẹp và một số là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp của từng địa phương và trình độ của cán bộ Trạm khuyến nông còn hạn chế.

Hình ảnh 4.1. Buổi tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa mùa tại xã Đồng Tân năm 2017

Bảng 4.3. Kết quả công tác bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người sản xuất giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Ứng Hòa

TT Nội dung ĐVT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2017/2016 2018/2017 BQ (%/ năm) I Tổng số lớp tập huấn lớp 39 100,00 45 100,00 51 100,00 115,38 113,33 114,35 1 Theo phân ngành Chăn nuôi lớp 1 2,56 1 2,22 2 3,92 100,00 200,00 141,42 Trồng trọt lớp 35 89,75 40 88,89 42 82,35 114,28 105,00 109,54 Thủy sản lớp 2 5,13 3 6,67 6 11,77 150,00 200,00 173,20

Cơ giới hóa lớp 1 2,56 1 2,22 1 1,96 100,00 100,00 100,00

2 Phân theo tổ chức

Trạm tổ chức lớp 38 97,44 40 88,89 48 94,12 102,60 120,00 112,39

Cơ sở tổ chức lơp 1 2,56 5 11,11 3 5,88 500,00 60,00 173,20

II Tổng số người tham

gia tập huấn lượt người 2.769 3.375 3.723 112,89 110,31 115,95

III Bình quân số người

tham gia/ lớp người/ lớp 71 75 73 105,63 97,33 101,40

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa (2018)

Kết quả công tác bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người sản xuất trong 3 năm 2016 - 2018 của Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa được thể hiện qua bảng 4.3.

- Tổng số lớp tập huấn trong năm 2016 là 39 lớp, đến năm 2017 số lớp tập huấn tăng lên 45 lớp và tăng 15,38% so với năm 2016. Năm 2018 số lớp tập huấn tăng lên là 51 lớp và tăng 13,33% so với năm 2017. Trong 3 năm, CBKN của huyện đã tổ chức được 135 lớp tập huấn, số lượng các lớp tập huấn được tăng đều qua các năm với tốc độ bình quân là 14,35%/ năm.

- Tập huấn theo các lĩnh vực trong sản xuất: Trong lĩnh vực chăn nuôi: Trong năm 2016 trạm tổ chức được 01 lớp, chiếm tỷ lệ 2,56% tổng số lớp tập huấn trong năm. Năm 2017 số lớp tập huấn không tăng so với năm 2016 nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 2,22% tổng số lớp tập huấn trong năm.

Năm 2018 trạm tổ chức được 02 lớp tập huấn, chiếm tỷ lệ 3,92% và tăng gấp 2 lần so với năm 2017 và 2016. Trong 3 năm, toàn huyện mới tổ chức được 03 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi. Con số này cũng thể hiện việc chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế và chậm phát triển, một phần cũng là do lĩnh vực chăn nuôi trong những năm gần đây thường bấp bênh, gặp nhiều rủi ro hơn, giá cả thị trường thường xuyên không ổn định, đầu tư nhiều nhưng lại không thu lãi được bao nhiêu, điều này làm cho người nông dân không tự tin để phát triển nghề chăn nuôi.

Trong lĩnh vực trồng trọt thì trong năm 2016 đã tổ chức được 35 lớp, chiếm tỷ lệ 89,74% tổng số lớp tập huấn trong năm. Năm 2017, số lớp tập huấn trong lĩnh vực này tăng lên 40 lớp, chiếm tỷ lệ 88,89% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 14,28% so với năm 2016. Năm 2018, tổ chức được 42 lớp tập huấn, chiếm tỷ lệ 82,35% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 5% so với năm 2017. Trong 3 năm, trên địa bàn huyện đã tổ chức được 117 lớp tập huấn về lĩnh vực trồng trọt, số lượng các lớp tập huấn tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân 9,54%/ năm.

Trong lĩnh vực thủy sản: trong năm 2016 trạm tổ chức được 02 lớp chiếm tỷ lệ 5,13% tổng số lớp tập huấn trong năm. Năm 2017 tổ chức được 03 lớp chiếm tỷ lệ 6,67% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 50% so với năm 2016. Năm 2018 hoạt động khuyến nông tổ chức được 06 lớp tập huấn chiếm tỷ lệ 11,77% tổng số lớp trong năm và tăng gấp đôi so với năm 2017. Trong 3 năm

công tác khuyến nông trên địa bàn huyện đã tổ chức được 11 lớp tập huấn về lĩnh vực thủy sản, số lớp tập huấn có tăng qua các năm với tốc độ bình quân là 73,20%/ năm. Nhưng tuy nhiên số lớp tập huấn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển lĩnh vực thủy sản trên địa bàn huyện, vì diện tích thủy sản của huyện là trên 3.000 ha và nhu cầu của người dân về áp dụng các TBKT mới vào trong nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Đây là tiềm năng về lĩnh vực thủy sản của huyện, do đó công tác khuyến nông cần chú trọng vào lĩnh vực này hơn nữa.

Trong lĩnh vực cơ giới hóa: đây là lĩnh vực đang phát triển nhưng lại khó để mở các lớp tập huấn vì số lượng nông dân tham gia lĩnh vực này ít và thường là khó áp dụng các quy trình kỹ thuật hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Vì trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị sản xuất chỉ khi nào xảy ra sự cố hỏng hóc thì mới áp dụng và khi đó thì thường phải mời cán bộ kỹ thuật của đơn vị cung cấp đến mới sửa chữa được, kể cả các CBKN cũng không có chuyên môn về lĩnh vực này. Riêng lĩnh vực này thì Trạm khuyến nông huyện chủ yếu làm công tác tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước và hệ thống quỹ khuyến nông của thành phố để mua các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do nhu cầu mở rộng các dịch vụ về áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất trên địa bàn huyện thì trong 3 năm Trạm khuyến nông cũng đã tổ chức được 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ đang sử dụng máy nông nghiệp và các hộ có nhu cầu mua máy nông nghiệp.

- Tập huấn phân theo đối tượng tổ chức

Nhìn chung cơ bản các lớp tập huấn trên địa bàn huyện về lĩnh vực nông nghiệp đều do trạm khuyến nông tổ chức. Trong năm 2016 trạm đã tổ chức được 38 lớp tập huấn trên tổng số 39 lớp, chiếm tỷ lệ 97,44%, chỉ có 01 lớp tập huấn là do cơ sở tổ chức, chiếm tỷ lệ 2,56%. Năm 2017 số lớp tập huấn do Trạm tổ chức tăng lên 2,6% so với năm 2016 và số lớp cơ sở tổ chức cũng tăng lên là 4 lớp so với năm 2016 (Trạm tổ chức được 40 lớp tập huấn, cơ sở tổ chức được 05 lớp tập huấn). Năm 2018 số lớp tập huấn do Trạm tổ chức là 48 lớp, chiếm tỷ lệ 94,12% tổng số lớp trong năm và tăng 20% so với năm 2017, riêng về phía cơ sở chỉ tổ chức được 03 lớp tập huấn chiếm tỷ lệ 5,88% và giảm so với năm 2016 là 40%. Trong 3 năm, Trạm đã tổ chức được 126 lớp tập huấn và số lượng các lớp tập huấn có tăng qua các năm với tỷ lệ bình quân là 12,39%/ năm, còn về phía cơ sở thì trong 3 năm chỉ tổ chức được 09 lớp tập huấn, nhưng cũng không tăng đều qua các năm.

- Về số lượng người tham dự: trong năm 2016 với 39 lớp tập huấn đã thu hút được 2.769 hộ nông dân tham dự. Năm 2017, với việc tổ chức được 45 lớp tập huấn đã thu hút được 3.375 hộ nông dân tham dự và tăng 12,89% so với năm 2016. Năm 2018, với việc tổ chức được 51 lớp tập huấn đã thu hút được 3.723 người tham dự và tăng 10,31% so với năm 2017. Như vậy, trong 3 năm hoạt động khuyến nông của huyện đã thu hút được 9.867 hộ nông dân tham gia các lớp tập huấn và số lượng người dân tham gia tập huấn đều tăng qua các năm với tỷ lệ bình quân là 15,95%/ năm. Tính bình quân số người tham gia tập huấn trong mỗi lớp là 73 người/ lớp.

Trên thực tế hiện nay, phần lớn các lớp tập huấn vẫn được mở theo hình thức khuyến nông hỗ trợ hoàn toàn về kinh phí và tài liệu tập huấn cho người dân. Tuy nhiên chất lượng các lớp tập huấn chưa đạt được kết quả như mong muốn, do một phần ý thức tham gia tập huấn của người nông dân và trình độ sư phạm cũng như năng lực chuyên môn của CBKN chưa cao, chưa đáp ứng được với nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, việc mở rộng các lớp tập huấn luôn gặp phải những khó khăn về tài chính, đây là vấn đề cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành để đưa ra những chính sách phù hợp hơn cho công tác đào tạo, tập huấn cho người dân.

b. Đánh giá về công tác tập huấn, đào tạo cho người sản xuất

Để có thể đánh giá rõ hơn về công tác tập huấn, đào tạo cho người sản xuất trên địa bàn huyện đề tài đã điều tra 90 hộ sản xuất của 03 xã Hòa Lâm, Minh Đức, Phù Lưu về việc áp dụng các kiến thức tập huấn vào trong sản xuất của gia đình, kết quả được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.4. Số người tham gia tập huấn áp dụng thành công kiến thức tập huấn vào trong sản xuất của hộ gia đình

Nội dung Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số người điều tra

Tổng số người tham gia tập huấn

90

83 100,00 Tổng số người áp dụng thành công 77 92,77 1. Kiến thức trồng trọt 34 44,16 2. Kiến thức trong chăn nuôi 17 22,08 3. Kiến thức nuôi trồng thủy sản 26 33,76

Số liệu bảng 4.4 là kết quả điều tra tại 3 xã về số lượng người tham gia tập huấn và áp dụng thành công kiến thức tập huấn vào trong sản xuất của hộ gia đình. Nghiên cứu khảo sát 83 hộ tham gia vào công tác tập huấn được tổ chức trên địa bàn xã thì có 77 hộ áp dụng thành công kiến thức tập huấn vào trong sản xuất của hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 92,77% tổng số hộ tham gia tập huấn. Trong đó số hộ áp dụng thành công kiến thức trồng trọt vào trong sản xuất là 34 hộ, chiếm tỷ lệ 44,16% trong tổng số hộ áp dụng thành công kiến thức tập huấn. Số hộ áp dụng thành công kiến thức trong chăn nuôi vào trong sản xuất là 17 hộ, chiếm tỷ lệ 22,08% trong tổng số hộ áp dụng thành công kiến thức tập huấn. Có 26 hộ điều tra là áp dụng thành công kiến thức nuôi trồng thủy sản vào trong sản xuất, chiếm tỷ lệ 33,76% tổng số hộ áp dụng thành công kiến thức tập huấn vào trong sản xuất.

Qua số liệu điều tra có thể nhận thấy số hộ áp dụng thành công kiến thức trồng trọt vào trong sản xuất vẫn là chiếm đã số, điều này thể hiện kiến thức trồng trọt dễ áp dụng vào thực tế hơn so với kiến thức chăn nuôi và thủy sản. Vì kiến thức chăn nuôi và thủy sản thường là phải gắn với cơ sở vật chất chuồng trại, ao hồ và kiến thức về các loại thuốc vắc xin phòng trừ dịch bệnh cũng như là thời gian ảnh hưởng từ dịch bệnh đến vật nuôi là rất nhanh và phải thường xuyên theo dõi, nên trong quá trình áp dụng các kiến thức được tập huấn ở trên lớp vào trong thực tế sẽ có nhiều thay đổi và khó áp dụng thành công hơn.

Các CBKN tổ chức tập huấn trên nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực tập huấn chủ yếu vẫn là trồng trọt. Đây cũng là sự mất cân đối trong công tác tổ chức tập huấn, chưa đáp ứng được nhu cầu tập huấn của các hộ sản xuất trển địa bàn huyện. Với diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là tương đối lớn (trên 3.000 ha) nhưng hàng năm số lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản cho nông dân còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới trạm khuyến nông huyện cần cân đối và tổ chức tốt các lớp tập huấn trên nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản, cơ giới hóa trong nông nghiệp để người dân có đủ kiến thức nhằm tận dụng hết những điều kiện ở địa phương phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Đánh giá của hộ điều tra về công tác tập huấn trên địa bàn huyện Ứng Hòa cho thấy: Về nội dung tập huấn có 66,26% ý kiến của hộ dân đánh giá nội dung tập huấn phù hợp, 24,10% ít phù hợp và 9,64% là chưa phù hợp. Về phương pháp tập huấn có 63,85% ý kiến của hộ dân đánh giá là phù hợp, 26,51% ít phù hợp và 9,64% chưa phù hợp. Về tài liệu tập huấn có 78,31% ý kiến của hộ dân đánh giá là phù hợp, 15,66% ít phù hợp và 6,03% là chưa phù hợp.

Bảng 4.5. Đánh giá của hộ điều tra về công tác tập huấn trên địa bàn huyện Ứng Hòa

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến (n=83) Tỷ lệ (%)

1. Nội dung tập huấn

- Phù hợp 55 66,26 - Ít phù hợp 20 24,10 - Chưa phù hợp 8 9,64 2. Phương pháp tập huấn - Phù hợp 53 63,85 - Ít phù hợp 22 26,51 - Chưa phù hợp 8 9,64

3. Tài liệu tập huấn

- Phù hợp 65 78,31

- Ít phù hợp 13 15,66

- Chưa phù hợp 5 6,03

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Thực tế hiện nay, các lớp tập huấn được mở theo hình thức khuyến nông hỗ trợ về kinh phí và cấp phát dụng cụ học tập cho học viên tham gia như tài liệu tập huấn, vở, bút, do đó một bộ phận người tham dự tập huấn với ý thức là đi để lấy tiền tập huấn nên ý thức học chưa cao và chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên tham gia tập huấn ngoài kiến thức về chuyên môn thì kiến thức sư phạm trong giảng dậy, truyền đạt cảm hứng học tập cho học viên chưa cao, nên trong quá trình tập huấn còn tạo ra sự nhàm chán, chưa cuốn hút đối với học viên, do đó dẫn đến buổi tập huấn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Nhìn chung công tác tổ chức tập huấn cho người sản xuất trên địa bàn huyện trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tập huấn của người dân, nhất là về các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và cơ giới hóa. Trong thời gian tới Trạm khuyến nông Ứng Hòa cần tăng cường thêm các lớp tập huấn về các lĩnh vực còn thiếu để đảm bảo cân đối về nhu cầu tập huấn của các lĩnh vực này. Đặc biệt Trạm cần tuyển thêm cán bộ chuyên môn về lĩnh vực thủy sản để tăng cường hơn nữa công tác tập huấn chuyển giao KHKT về lĩnh vực thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về thực hiện đào tạo, tập huấn truyền nghề ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 68 - 76)