Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 58)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Ứng Hòa là huyện thuần nông, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tương đối phát triển. Trong những năm gần đây bộ mặt nông thông trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới, tuy nhiên kết quả sản xuất ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động khuyến nông cần được đẩy mạnh hơn nữa. Vì vậy, chúng tôi đã chọn huyện Ứng Hòa là điểm nghiên cứu đề tài.

Để nghiên cứu hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, đề tài đã chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu: xã Minh Đức, Phù Lưu và Hòa Lâm.

Xã Minh Đức là một trong các xã làm rất tốt công tác khuyến nông, người dân luôn mạnh dạn đưa cái mới vào trong sản xuất và luôn tin tưởng vào cán bộ

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo điều hành

Quan hệ phối hợp

Nông dân sản xuất đại trà

TTKN thành phố Hà Nội

Trạm khuyến nông huyện

Ứng Hòa

Các cơ quan trong ngành: + Phòng Kinh tế

+ Trạm BVTV + Trạm Thú y + HTX dịch vụ NN + Công ty cung ứng giống + Công ty thủy lợi

Các cơ quan ngoài ngành: + Cơ quan truyền thông huyện + Ngân hàng NN và PTNT + Các hội, đoàn thể trên địa bàn huyện

+ Chính quyền địa phương các xã, thị trấn

Nông dân sản xuất điển

hình

KNV cơ sở khuyến nông Câu lạc bộ viên khuyến Cộng tác

khuyến nông, nhiều mô hình trình diễn đã được xây dựng thành công.

Xã Phù Lưu là xã có hoạt động khuyến nông phát triển ở mức trung bình so với mặt bằng chung của huyện, người dân chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Số mô hình thực hiện tại xã ở mức trung bình.

Xã Hòa Lâm là xã ít có các hoạt động khuyến nông, ít mô hình được xây dựng ở đây. Người dân còn e ngại trong việc áp dụng các TBKT mới vào trong sản xuất.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ câp

Đây là những số liệu đã công bố, đảm bảo tính đại diện khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được hoạt động của công tác khuyến nông. Cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng của tổ chức công tác khuyến nông ở Việt Nam và trên thế giới.

Các nghiên cứu có liên quan

- Các loại sách và bài giảng.

- Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài; từ các website.

- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện của Học viện nông nghiệp Việt Nam.

Thư viện Khoa Kinh tế và PTNT.

Trên mạng internet. Số liệu về tình hình

chung của huyện Ứng Hòa và công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

- Điều kiện tự nhiên huyện Ứng Hòa

- Báo cáo tổng kết về công tác khuyến nông của Trạm Khuyến nông Ứng Hòa từ 2016-2018.

- Báo cáo cuối năm của TTKN Hà Nội

Phòng Kinh tế, Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ứng Hòa.

Trạm Khuyến nông huyện Ứng Hòa.

TTKN Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu

Để thực hiện đề tài tôi tiến hành phỏng vấn 03 nhóm đối tượng (gọi tắt là người cung cấp thông tin) bao gồm: cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh (01 người), cán bộ cấp huyện 03 người trong Trạm Khuyến nông huyện (gồm 01 lãnh đạo và 02

nhân viên), KNV xã 05 người (03 KNV ở tại 03 xã nghiên cứu và 02 KNV ở 02 xã khác trên địa bàn huyện), nông dân, chủ trang trại 90 người (trong đó có 80% là các hộ tham gia các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, xã và 20% là không tham gia hoạt động khuyến nông). Quy mô mẫu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Nguồn thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1.Cấp tỉnh 01 người (lãnh đạo Trung tâm KN thành phố Hà Nội)

Thông tin về hoạt động khuyến nông của thành phố Hà Nội, giải pháp hoàn thiện các hoạt động khuyến nông. Phỏng vấn trực tiếp. 2 Cấp huyện 04 người (lãnh đạo Trạm khuyến nông, CB Trạm KN huyện)

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Cấp xã 05 người (KNVCS)

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 4. Nông dân, chủ trang trại 90 người (trên địa bàn 3 xã nghiên cứu, mỗi xã 30 người)

Sự tham gia và đánh giá của người dân về hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, xã.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin

- Xử lý thông tin thứ cấp: tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp: thông tin định tính (tổng hợp, phân loại và so sánh), thông tin định lượng (xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel).

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin

Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu điều tra sẽ được thống kê để mô tả thực trạng, những kết quả và hiệu quả của công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

Phương pháp so sánh: Số liệu điều tra sẽ được tổng hợp, phân tổ và so sánh với nhau để thấy được thực trạng, kết quả và hiệu quả công tác khuyến nông

trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các CBKN, các hộ tham gia hoạt động khuyến nông, tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi để vận dụng chọn lọc vào khả năng nghiên cứu của đề tài.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Các chỉ tiêu về thông tin cơ bản của người được điều tra:

- Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn

3.2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Số lượng cán bộ khuyến nông của trạm khuyến nông.

Số lượng cán bộ khuyến nông phân bổ cho các chuyên nghành: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, kinh tế...

Trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông: Số lượng cán bộ khuyến nông tốt nghiệp trình độ trên Đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Số năm công tác của cán bộ khuyến nông làm việc tại trạm.

3.2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác khuyến nông

Về công tác triển khai hoạt động khuyến nông; Về nguồn lực của khuyến nông;

Sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông;

3.2.5.4. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả và hiệu quả của hoạt động khuyến nông

- Về hoạt động tập huấn và đào tạo cho người sản xuất: Số lớp tập huấn cho người nông dân, số lượng nông dân tham gia/ lớp, số cuộc hội thảo, số lượng người tham gia/ cuộc.

- Về hoạt động thông tin tuyên truyền: Số lượng tài liệu phát cho nông dân, Số bài tuyên truyền được phát trên đài phát thanh, Số tin bài về khuyến nông/ CBKN/ năm, Số buổi hội nghị, hội thảo bình quân/ CBKN/ năm.

- Về công tác trình diễn và nhân rộng mô hình: Số mô hình trình diễn, quy mô và kết quả của các mô hình/ năm. Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn. Khả năng duy trì và nhân rộng kết quả mô hình của người dân tham gia.

- Về hoạt động tư vấn dịch vụ khuyến nông: Số vốn vay theo dịch vụ quỹ khuyến nông, số lượng hộ tham gia vay vốn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BẠN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 BẠN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

4.1.1. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018

Trong những năm qua, mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức, xong sản xuất nông nghiệp của Huyện vẫn đạt nhiều kết quả khả quan. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng qua từng năm, trung bình mỗi năm tăng 4,47%. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản: Giá trị ngành trồng trọt năm 2018 đạt 1.078 tỷ đồng, chiếm 20,53% (giảm 180 tỷ đồng so với năm 2016 và giảm 106 tỷ đồng so với năm 2017); giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2018 đạt 2.553 tỷ đồng, chiếm 48,62% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong năm (tăng 51 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 163 tỷ đồng so với năm 2017); giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2018 đạt 1.620 tỷ đồng, chiếm 30,85% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong năm (tăng 569 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 208 tỷ đồng so với năm 2017) (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).

Trong những năm qua tỷ trọng ngành trồng trọt liên tục giảm hơn so với hai ngành chăn nuôi và thủy sản, một phần là do sản xuất ngành trồng trọt gặp nhiều khó khăn và rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao nên dẫn đến tâm lý của người dân chán ruộng, bỏ ruộng và có xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất đa canh. Mặt khác do tốc độ phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam tiếp giáp với huyện đang phát triển rất nhanh chóng nên đã thu hút một lượng lớn lao động của huyện chuyển dịch sang các khu công nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm nhằm nâng cao thu nhập của gia đình, nhất là giới trẻ hiện nay xu hướng này càng thể hiện rõ hơn.

* Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2016 - 2018

Kết quả sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua giá trị, sản lượng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện qua từng năm và được thể hiện qua bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016 – 2018

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Bình quân (%/ năm) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2017/2016 2018/2017

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 4.811 100,00 4.986 100,00 5.251 100,00 103,64 105,31 104,47

+ Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 1.258 26,15 1.184 23,75 1.078 20,53 94,12 91,05 92,57

+ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 2.502 52,01 2.390 47,93 2.553 48,62 95,52 106,82 101,01

+ Giá trị sản xuất ngành thủy sản 1.051 21,84 1.412 28,32 1.620 30,85 134,35 114,73 124,15

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa (2018)

* Lĩnh vực trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 là: 18.787 ha. (giảm 1.120 ha so với năm 2017 và giảm 2.952 ha so với năm 2016) nguyên nhân của việc giảm diện tích này là do người nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất lúa kém hiệu quả sang đa canh. Mặt khác một số xã vùng chiêm trũng như Minh Đức, Trầm Lộng, Trung Tú, Kim Đường, Phương Tú, Hòa Lâm người dân chỉ cấy 1 vụ xuân trong năm còn 1 vụ mùa chuyển sang thả cá, vịt. Một nguyên nhân nữa làm giảm diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua là do người dân không còn mặn mà sản xuất cây trồng vụ đông. Lý giải cho nguyên nhân này là do việc phát triển các khu công nghiệp, các ngành nghề thương mại, dịch vụ khác đã thu hút một lượng lớn người lao động ở nông thôn sang làm việc. Nên đến thời vụ thì thường không có lao động để sản xuất, dẫn đến bỏ ruộng.

Tổng sản lượng lương thực cả năm 2018 đạt 104.538 tấn (giảm 278,5 tấn so với năm 2017 và giảm 734 tấn so với năm 2016). Đã triển khai một số mô hình có hiệu quả trong trồng trọt như: Mô hình J02 vụ xuân có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp là 228 ha, vụ mùa tại Miêng Hạ xã Hoa Sơn 38,4 ha; mô hình rau an toàn với diện tích 20ha tại xã Sơn Công. Đặc biệt, vụ xuân năm 2018 đã chỉ đạo thành công mô hình giống lúa Nhật J02 là 2.285,3 ha có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, thực hiện cánh đồng mẫu lớn, cùng một giống, cùng trà. Đang hình thành mô hình trồng rau trong nhà lưới 5.000 m2 tại thôn Vĩnh Thượng xã Sơn Công.

* Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, phát triển kinh tế trang trại:

- Về chăn nuôi: Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, kiểm soát giết mổ được đặc biệt quan tâm. Số liệu chăn nuôi đến 30/4/2018 như sau: Tổng đàn gia cầm là 1.745.600 con (tăng 0,74% so với năm 2017 và 6,99% so với năm 2016); sản lượng trứng đạt 57,8 triệu quả (tăng 0,52% so với cùng kỳ); tổng đàn trâu là 507 con (bằng 95,88% so với cùng kỳ); tổng đàn bò là 4.850 con (tăng 0,81% so với cùng kỳ); tổng đàn lợn là 167.044 con (tăng 5,4% so với cùng kỳ). Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng là 19.998 tấn (tăng 6,16% so với cùng kỳ). Từ năm 2016 đến nay đã thực hiện hỗ trợ mô hình nuôi bê F1 BBB tập trung từ 20 con trở lên cho 04 hộ tại các xã Viên Nội, Tảo Dương Văn, Kim Đường và Hòa Xá, đang thực hiện các thủ tục hỗ trợ cho mô hình nuôi 120 bê lai F1 BBB tập trung tại xã Viên Nội (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).

Bảng 4.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016 – 2018

Nội dung ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Bình quân

(%/ năm)

2017/ 2016 2018/ 2017

1. Lĩnh vực trồng trọt

+ Tổng diện tích gieo trồng cả năm ha 21.739,0 19.907,0 18.787,0 91,57 94,37 92,96

+ Tổng sản lượng cây lương thực tấn 105.272,0 104.816,5 104.538,0 99,57 99,73 99,65

2. Lĩnh vực chăn nuôi

+ Tổng đàn gia cầm con 1.631.544,0 1.732.700,0 1.745.600,0 106,20 100,74 103,44

+ Sản lượng trứng triệu quả 45,6 57,5 57,8 126,10 100,52 112,59

+ Tổng đàn trâu con 482,0 518,0 507,0 107,47 95,88 102,56

+ Tổng đàn bò con 4.621,0 4.811,0 4.850,0 104,11 100,81 102,45

+ Tổng đàn lợn con 165.260,0 158.485,0 167.044,0 95,90 105,40 100,54

+ Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng tấn 19.677,0 18.838,0 19.998,0 95,74 106,16 100,81

3. Lĩnh vực thủy sản

+ Tổng diện tích thủy sản ha 3.185,0 3.570,0 3.820,0 112,09 107,00 109,52

+ Tổng sản lượng tấn 28.346,0 31.058,0 34.133,0 109,57 109,90 109,73

4. Giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác

trung bình triệu đồng/ ha 148,5 155,5 160,5 104,71 103,21 103,96

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa (2018)

- Về thuỷ sản: Duy trì phát triển vùng thủy sản tập trung ở các xã: Trầm Lộng, Đồng Tân, Hòa Lâm, Liên Bạt, Phương Tú, Trung Tú, Tảo Dương Văn. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 3.820 ha (tăng 250 ha so với năm 2017 và tăng 635 ha so với năm 2016), sản lượng thủy sản năm 2018 đạt 34.133 tấn (tăng 3.075 tấn so với năm 2017 và tăng 5.787 tấn so với năm 2016). Đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống như cá trắm, chép lai, trôi, rô phi…Hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi sang các mô hình thuỷ sản, thủy sản kết hợp chăn nuôi là rất rõ rệt. Nhiều hộ chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng các tiến bộ về giống, chăn nuôi các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao như cá chép lai, cá rô phi đơn tính, các loại cá trắm… Đầu tư thức ăn bằng các loại cám công nghiệp thay thế thức ăn truyền thống nên đã tăng năng suất từ 4-5 tấn/ha/năm lên 8-10tấn/ha/năm, một số hộ có khả năng thâm canh cao, xử lý tốt môi trường nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 58)