Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ câp

Đây là những số liệu đã công bố, đảm bảo tính đại diện khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được hoạt động của công tác khuyến nông. Cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng của tổ chức công tác khuyến nông ở Việt Nam và trên thế giới.

Các nghiên cứu có liên quan

- Các loại sách và bài giảng.

- Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài; từ các website.

- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện của Học viện nông nghiệp Việt Nam.

Thư viện Khoa Kinh tế và PTNT.

Trên mạng internet. Số liệu về tình hình

chung của huyện Ứng Hòa và công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

- Điều kiện tự nhiên huyện Ứng Hòa

- Báo cáo tổng kết về công tác khuyến nông của Trạm Khuyến nông Ứng Hòa từ 2016-2018.

- Báo cáo cuối năm của TTKN Hà Nội

Phòng Kinh tế, Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ứng Hòa.

Trạm Khuyến nông huyện Ứng Hòa.

TTKN Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu

Để thực hiện đề tài tôi tiến hành phỏng vấn 03 nhóm đối tượng (gọi tắt là người cung cấp thông tin) bao gồm: cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh (01 người), cán bộ cấp huyện 03 người trong Trạm Khuyến nông huyện (gồm 01 lãnh đạo và 02

nhân viên), KNV xã 05 người (03 KNV ở tại 03 xã nghiên cứu và 02 KNV ở 02 xã khác trên địa bàn huyện), nông dân, chủ trang trại 90 người (trong đó có 80% là các hộ tham gia các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, xã và 20% là không tham gia hoạt động khuyến nông). Quy mô mẫu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Nguồn thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1.Cấp tỉnh 01 người (lãnh đạo Trung tâm KN thành phố Hà Nội)

Thông tin về hoạt động khuyến nông của thành phố Hà Nội, giải pháp hoàn thiện các hoạt động khuyến nông. Phỏng vấn trực tiếp. 2 Cấp huyện 04 người (lãnh đạo Trạm khuyến nông, CB Trạm KN huyện)

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Cấp xã 05 người (KNVCS)

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 4. Nông dân, chủ trang trại 90 người (trên địa bàn 3 xã nghiên cứu, mỗi xã 30 người)

Sự tham gia và đánh giá của người dân về hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, xã.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 59 - 60)