Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016 - 2018

Huyện Ứng Hòa đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên qua bảng 4.2 cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Mặc dù diện tích đất canh tác có chiều hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa nhưng năng lực sản xuất, tiềm năng đất đai vẫn được phát huy tối đa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào trong sản xuất đã làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đáng kể (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).

Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế của huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016 – 2018

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Bình quân (%/ năm) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2017 /2016 2018 /2017 Tổng giá trị sản xuất 12.089 100,00 12.890 100,00 13.792 100,00 106,63 107,00 106,81

+ Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp 4.811 39,80 4.986 38,68 5.251 38,07 103,64 105,31 104,47

+ Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp -

Xây dựng 3.525 29,16 3.586 27,82 3.702 26,84 101,73 103,23 102,48

+ Giá trị sản xuất ngành Thương mại -

Dịch vụ 3.753 31,04 4.318 33,5 4.839 35,09 115,05 112,07 113,55

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa (2018)

Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 13.792 tỷ đồng (tăng 1.703 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 902 tỷ đồng so với năm 2017). Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2018 là 5.251 tỷ đồng, chiếm 38,07% tổng giá trị sản xuất trong năm (tăng 440 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 265 tỷ đồng so với năm 2017); giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng năm 2018 là 3.702 tỷ đồng, chiếm 26,84%, tổng giá trị sản xuất trong năm (tăng 177 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 116 tỷ đồng so với năm 2017); giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2018 là 4.839 tỷ đồng, chiếm 35,09% tổng giá trị sản xuất trong năm (tăng 1.056 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 491 tỷ đồng so với năm 2017).

Như vậy, tổng giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng qua các năm, bình quân tăng 6,81%/ năm. Điều này chứng tỏ nền kinh tế của huyện đang có sự chuyển biến, phát triển tích cực, trong đó ngành nông nghiệp cũng đã phát triển theo hướng hàng hóa. Có được kết quả này là do việc khuyến khích doanh nghiệp, HTXNN, các hộ dân có điều kiện tích tụ ruộng đất để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng có giá trị kinh tế cao.

Những năm qua, huyện Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới của Thành phố Hà Nội, các hợp tác xã nông nghiệp tập trung xây dựng các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi trồng thủy sản, lúa, cá và vịt. Nhờ tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Ứng Hòa hôm nay đã “thay da đổi thịt”, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện. Ứng Hòa đang vững bước đi lên hội nhập và phát triển, hạ tầng nông thôn ngày càng được hoàn thiện, tình hình an ninh chính trị được ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ứng Hòa

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích tự nhiên của huyện Ứng Hòa là 18.818,09 ha, chiếm 5,63 % tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trong đó diện tích và cơ cấu sử dụng đất như sau:

- Tổng diện tích đất nông nghiệp là 13.569,76 ha chiếm 72,28% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Diện tích đất phi nông nghiệp là 5.204,53 ha chiếm 27,72% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Diện tích đất chưa sử dụng là 43,80 ha chiếm 0,23% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu các loại hình đất chính tính đến cuối năm 2017

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 18.818,09 100,00 I Đất đang sử dụng 18.774,29 99,77 1 Đất nông nghiệp 13.569,76 72,28 2 Đất phi nông nghiệp 5.204,53 27,72 II Đất chưa sử dụng 43,80 0,23

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Ứng Hòa (2018)

3.1.2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa

+ Biến động đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2017 là 13.569,74 ha giảm 4,99 ha so với năm 2016 cụ thể: Diện tích đất trồng lúa giảm 1,81ha do chuyển sang đất ở nông thôn 1,7ha, tại các xã Đông Lỗ 0,10 ha; Liên Bạt 1,39 ha, Minh Đức 0,21 ha; chuyển sang mục đích công cộng 0,11ha tại thị trấn Vân Đình để xây dựng nhà văn hóa. Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 0,11ha do chuyển sang mục đích công cộng tại thị trấn Vân Đình để xây dựng nhà văn hóa. Đất nuôi trồng thủy sản giảm 3,07ha do chuyển sang: Đất ở để đấu giá đất là 2,06ha; Đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá là 0,16ha; Đất xây dựng công trình sự nghiệp là 0,85ha (xây dựng trường mầm non Tân Phương thị trấn Vân Đình) (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa, 2018).

+ Biến động đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2017 của huyện là 5.204,53 ha tăng 4,99 ha so với năm 2016 cụ thể: Đất ở tăng 3,81ha do chuyển từ các loại: Đất trồng lúa (1,70 ha); Đất nuôi trồng thủy sản (2,06 ha); Đất xây dựng công trình sự nghiệp trường Mầm non xóm 3 thôn Nam Dương xã Hòa Nam (0,02 ha); Đất công trình công cộng nhà văn hóa xóm 5 thôn Dư Xá xã Hòa Nam 0,03 ha. Đất chuyên dùng tăng 1,18ha do chuyển từ đất lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm. Đất chưa sử dụng: tính đến 31/12/2017 đất

chưa sử dụng không có biến động so với năm 2016 (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa, 2018).

3.1.2.4. Dân số - lao động

Dân số, cơ cấu dân số là một yếu tố quan trọng trong tái cơ cấu sức lao động của địa phương. Tình đến hết năm 2017 dân số của huyện là 197.204 người trong đó dân số ở khu vực đô thị là 13.533 người (chiếm 6,86%), dân số ở khu vực nông thôn là 183.671 người (chiếm 93,14%). Trong đó mật độ dân số cao nhất ở thị trấn Vân Đình là 22.511 người/ Km2, mật độ thấp nhất ở xã Viên Nội có 4.255 người/ km2 (Chi cục thống kê huyện Ứng Hòa, 2018).

Về nguồn nhân lực : Số lao động trong độ tuổi tính đến hết năm 2017 là 132.086 người và sẽ ngày càng gia tăng. Sự gia tăng này là một lợi thế về cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy phân công lao động trên địa bàn huyện.

3.1.2.5. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

Cơ sở hạ tầng là điều kiện đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi ngành nghề để sản xuất ra nhiều hàng hoá, mở rộng tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, góp phần thay đổi diện mạo của huyện và xây dựng nông thôn mới. Mặt khác cơ sở hạ tầng còn giúp cho việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động phi nông nghiệp (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).

Ứng Hoà có đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Hệ thống giao thông được quan tâm xây dựng, cải tạo và nâng cấp dần qua các năm. Đến nay đã có gần 90% đường giao thông được đường nhựa và bê tông hoá, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).

Hệ thống thông tin: Huyện có 1 đài phát thanh huyện thuộc Trung tâm Văn hoá – Thông tin và Thể thao trực thuộc UBND huyện cùng với hệ thống truyền thanh của 29 xã, thị trấn được xây dựng, quy hoạch thuận tiện, loa phóng thanh được đặt ở từng thôn nhằm cung cấp cho nhân dân những thông tin kinh tế - văn hoá và những chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương một cách kịp thời (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).

3.1.3. Khái quát về Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa

3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa

Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993, sau khi Nghị định số 13/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông chính thức được ban hành. Kể từ khi thành lập đến trước năm 2010, Trạm khuyến nông chịu sự quản lý, điều hành của UBND huyện Ứng Hòa và chịu sự quản lý chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội.

Đến năm 2010, thực hiện chủ chương của UBND thành phố Hà Nội là chuyển các cơ quan chuyên môn trực thuộc theo hệ thống ngành dọc, thì Trạm Khuyến nông Ứng Hòa chịu sự quản lý, điều hành của Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội.

3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa

* Chức năng, nhiệm vụ của Trạm Khuyến nông huyện Ứng Hòa

Trạm Khuyến nông huyện Ứng Hòa là đơn vị sự nghiệp khoa học chuyên ngành có thu, có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành; Trạm khuyến nông chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí, cơ sở hạ tầng và con người hay nói cách khác Trạm khuyến nông trực thuộc theo ngành dọc của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Tuy nhiên về công tác Đảng thì Tổ đảng Trạm khuyến nông lại thuộc Chi bộ Kinh tế (Chi bộ Kinh tế bao gồm 04 tổ Đảng là bốn cơ quan chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện gồm có: Tổ đảng Phòng Kinh tế, Tổ đảng Trạm Khuyến nông, Tổ đảng Trạm Bảo vệ thực vật và Tổ đảng Trạm Thú y) và chịu sự quản lý, giám sát của Đảng bộ Cơ quan UBND huyện Ứng Hòa. Như vậy về mặt chính quyền thì Trạm khuyến nông Ứng Hòa trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội còn về công tác Đảng thì tổ Đảng Trạm khuyến nông thuộc chi bộ Kinh tế trực thuộc Đảng bộ Cơ quan UBND huyện.

Chức năng và nhiệm vụ của Trạm Khuyến nông là triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình về khuyến nông, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện cụ thể:

- Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tại địa phương; đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất theo kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông và của UBND huyện.

- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các hội, đoàn thể địa phương như: Trạm BVTV, Trạm Thú y, Phòng Kinh tế, hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho nông dân tham quan, khảo sát, học tập các mô hình sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong và ngoài huyện.

- Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, tổ chức tham quan, học tập điển hình. - Xây dựng câu lạc bộ khuyến nông.

- Chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phối hợp tổ chức sản xuất, chuyển giao công nghệ cho nông dân tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong việc tiêu thụ nông sản.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác tháng, quý, năm, hướng dẫn nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ, quản lý theo dõi, đôn đốc nhân viên khuyến nông viên xã.

- Xây dựng, hỗ trợ Câu lạc bộ khuyến nông, Hợp tác xã, tổ hợp sản xuất hoạt động có hiệu quả.

- Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch khuyến nông, tình hình sản xuất và nguyện vọng của nông dân cho Trung tâm và Ủy ban nhân dân huyện.

Do có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ thành phố đến huyện nên công việc của Trạm thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông đến các cơ quan chuyên môn và các phòng ban của huyện, do đó công tác hoạt động khuyến nông của Trạm đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện.

* Cơ cấu tổ chức của Trạm khuyến nông Ứng Hòa

Cơ cấu tổ chức của Trạm khuyến nông gồm có Trạm trưởng, Trạm phó, nhân viên kế toán - tài vụ, các bộ phận phụ trách trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, quỹ khuyến nông.

định sau khi được chấp thuận của Trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội. Biên chế của Trạm được xác định theo nguyên tắc tinh gọn, đảm bảo đủ năng lực chuyên môn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả và do Ủy ban nhân dân Thành phố giao trong tổng biên chế của Trung tâm Khuyến nông.

Nhiệm vụ của các cán bộ trạm khuyến nông Ứng Hòa

Trạm trưởng quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động chung của trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện Ứng Hòa và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trạm khuyến nông. Đồng thời là chủ tài khoản và Trưởng tiểu ban quỹ khuyến nông.

01 Trạm phó giúp Trạm trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực được giao, cụ thể: công tác thông tin tuyên truyền và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông trồng trọt, phối hợp với các doanh nghiệp tư vấn và giới thiệu sản phẩm mới, quản lý khuyến nông viên các xã. Chịu trách nhiệm trước Trạm trưởng và trước pháp luật về công tác được phân công.

01 cử nhân kinh tế phụ trách về công tác kế toán, văn thư, lưu trữ văn phòng. Chịu trách nhiệm về việc hoàn thiện các hồ sơ thanh quyết toán liên quan đến các công việc tài chính của trạm, đồng thời theo dõi, ghi chép toàn bộ các công văn đi và công văn đến của trạm.

01 cán bộ phụ trách về lĩnh vực phát triển quỹ khuyến nông, đồng thời là thủ quỹ của cơ quan. Cán bộ chuyên quản quỹ khuyến nông, chịu trách nhiệm về việc giúp các hộ lập và hoàn thiện hồ sơ, phương án vay vốn quỹ khuyến nông; Thẩm tra, theo dõi, thu hồi phí và gốc quỹ khuyến nông theo nhiệm vụ của Trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội. Viết tin bài cung cấp cho đài truyền thanh huyện thực hiện chuyên mục bạn nhà nông về mảng quỹ khuyến nông. Phụ trách thông tin thị trường và thủ quỹ cơ quan.

02 cán bộ chuyên môn phụ trách về lĩnh vực trồng trọt. Chịu trách nhiệm về vấn đề cây trồng, bảo vệ thực vật, chuẩn bị các nội dung về thông tin tuyên truyền, tài liệu tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về mảng cây trồng. Viết tin bài về lĩnh vực trồng trọt cung cấp cho đài truyền thanh huyện thực hiện chuyên mục bạn nhà nông. Chỉ đạo các mô hình trồng trọt trên địa bàn huyện.

02 cán bộ chuyên môn phụ trách về lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản. Chịu trách nhiệm các vấn đề về chăn nuôi thú y - thủy sản, chuẩn bị các nội dung

thông tin tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ khoa học về lĩnh vực chăn nuôi -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 49)