Kinh nghiệm tăng cường công tác khuyến nông ở một số địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Kinh nghiệm tăng cường công tác khuyến nông ở một số địa phương trong

trong cả nước

2.2.3.1. Kinh nghiệm công tác khuyến nông Thành phố Hải Phòng

Theo báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm 2017 của Trung tâm Khuyến nông TP Hải Phòng thì kết quả công tác hoạt động khuyến nông của Thành phố đã đạt được một số kết quả như sau:

Hệ thống tổ chức khuyến nông tiếp tục được kiện toàn đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới; đội ngũ công chức viên chức, lao động khuyến nông có kinh nghiệm, thường xuyên lăn lộn, bám sát thực tiễn sản xuất ở địa phương, cơ sở, tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông thiết thực, có hiệu quả.

Công tác phát triển hộ vệ tinh cho các doanh nghiệp: Tổ chức sản xuất 450 ha lúa chất lượng cho 12 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; 14 điểm với 477 ha rau; 258 trang trại, gia trại chăn nuôi; có 09 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản,

diện tích 456 ha; 03 doanh nghiệp chế biến nước mắm huyện Cát Hải, Tổ hợp tác chế biến cá thu một nắng Đồ Sơn (Đào Thị Hà, 2017).

Công tác tập huấn kỹ thuật, thông tin tuyên truyền: Phát hành 4 số thông tin Khuyến nông với số lượng 3.200 cuốn; Phối hợp với Đài PTTH Hải Phòng thực hiện 12 phóng sự, chuyên đề về sản xuất nông nghiệp thủy sản. Tổ chức thành công Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Phát triển Hợp tác xã trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp” vùng Đồng bằng bắc bô ̣. Tổ chức 04 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn; 127 lớp tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho 6.350 lượt nông, ngư dân; tập huấn phổ cập theo mùa vụ 2.276 lớp với 91.504 lượt người dự; viết 3.738 tin, bài cho đài truyền thanh xã (phường) (Đào Thị Hà, 2017).

Công tác xây dựng và nhân rộng mô hình: xây dựng 44 điểm mô hình (18 điểm mô hình trồng trọt, 07 điểm mô hình chăn nuôi, 19 điểm mô hình thủy sản) và 337 mô hình tự xây dựng (171 mô hình trồng trọt, 105 mô hình chăn nuôi và 36 mô hình nuôi trồng thủy sản); mỗi cụm khuyến nông đã xây dựng từ 1-3 nhóm nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả kinh tế mô hình tăng trên 10%, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu hiện tượng dịch bệnh, sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo mối liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi, mô hình phát triển bền vững (Đào Thị Hà, 2017).

Công tác tư vấn dịch vụ, xúc tiến thương mại, khởi nghiệp: triển khai 9 điểm nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn và 1 điểm nuôi cá vược để ứng dụng chế phẩm BioWish. Tư vấn cho khoảng 300 tổ chức, cá nhân về các lĩnh vực như: nắp đặt nhà lưới, tưới tiết kiệm, hướng dẫn tham gia chuỗi truy xuất; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, lựa chọn các đối tượng cây trồng, con thủy sản nuôi phù hợp; tư vấn tổ chức sản xuất sản phẩm rau an toàn...Tham gia giải cứu trên 10 tấn thịt lợn cho người chăn nuôi tại các vùng GAP; Tư vấn thành công kỹ thuật trồng dưa vân lưới không dùng đất trong nhà lưới đơn giản, quy mô 1.000 m2, năng suất đạt được 2,5 tấn/1.000 m2, giá trị thu được 75 triệu đồng/vụ/1.000 m2. Liên kết với Công ty VinEco tiêu thụ 08 tấn rau quả/tháng. Cửa hàng giới thiệu bước đầu thực hiện trưng bày quảng bá sản phẩm nông sản Hải Phòng; đặc biệt sau khi các sản phẩm có tem, logo truy xuất nguồn gốc; cửa hàng sẽ đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm (Đào Thị Hà, 2017).

* Đánh giá chung

Năm 2017, Thực hiện đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; công tác khuyến nông thực sự đổi mới đã góp phần thúc đẩy sản xuất tăng trưởng; liên kết hợp tác sản xuất; hình thành nhóm hộ nông dân liên kết, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp tư nhân... cùng liên kết sản xuất sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao, phát huy về lợi thế so sánh, có khả năng cho hiệu quả cao nhất; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Hoạt động khuyến nông tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa an toàn thực phẩm tập trung, liên kết tiêu thụ sản phẩm.Tư vấn hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư vào nông nghiệp (Đào Thị Hà, 2017).

2.2.3.2. Kinh nghiệm công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2017

Theo báo cáo tổng kết năm 2017 của Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thì công tác khuyến nông của huyện đã đạt được một số kết quả như sau:

Kết quả thực hiện công tác khuyến nông: Tổng diện tích cây trồng hàng năm gieo trồng được 11.797 ha, trong đó lúa cấy 6.493 ha, chủ yếu gieo cấy bằng mạ khay. Diện tı́ch la ̣c đã trồng 1.269 ha, diện tích ngô 939 ha, rau đậu các loại 1.336 ha, khoai lang 442 ha, sắn 640 ha, cây hàng năm khác 678 ha (Lục Thị Lan, 2017).

Công tác tập huấn chuyển giao KHKT: Tổ chức 207 lớp tập huấn chuyển giao KHKT, trong đó: Tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT theo kế hoạch được 100 lớp. Phối hợp cùng với các cơ quan như: Trung Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi trung ương, Hội làm vườn tỉnh, Trạm Trồng trọt và BVTV, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội nông dân huyện, chi nhánh Vật tư kỹ thuật nông nghiệp chi nhánh Yên Thế tổ chức 107 lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp (Lục Thị Lan, 2017).

Cử 14 lượt cán bộ khuyến nông và 13 cộng tác viên khuyến nông tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng khuyến nông theo chuyên đề do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Tổ chức 02 cuộc Hội nghị Hội thảo đánh giá mô hình sản xuất nhãn an toàn và nâng cao chất lượng cây có múi. Tổ chức 02 cuộc trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hiệu quả

(01 cuộc về chăn nuôi thỏ tại xã Đồng Vương, 01 cuộc kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại xã Xuân Lương) (Lục Thị Lan, 2017).

Các mô hình khuyến nông: Mô hình sản xuất nhãn an toàn với quy mô 03 ha, năng suất đạt 8-10 tấn/ha, giá bán 25.000 đ-35.000 đ/kg (cao hơn năm trước khoảng 10.000 đồng/kg), lợi nhuận thu được (đã trừ chi phí, đầu tư) khoảng 200 triệu/ha. Mô hình nâng cao chất lượng cây bưởi diễn với quy mô 02ha tại xã Đồng Tâm; Mô hình nâng cao chất lượng cây Cam với quy mô 02ha tại xã Đông Sơn, mô hình nuôi cá chép giòn quy mô 400m3 lồng với 6.000 con cá chép giống triển khai tại xã Xuân Lương trong chương trình hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Mô hình trồng cây gỗ lớn quy mô 20ha triển khai tại xã Canh Nậu trong chương trình hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. 03 Mô hình lúa lai, lúa thuần giống mới với quy mô 05ha, năng suất đạt 66 - 68 tạ/ha phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương (Lục Thị Lan, 2017).

* Đánh giá chung

- Ưu điểm: Các mô hı̀nh khuyến nông được theo dõi thường xuyên, kịp thời. Khi kết thúc mô hình thì tiến hành tổ chức Hô ̣i thảo, rút kinh nghiê ̣m, những mặt đã đạt được, mặt chưa đạt được để có những biện pháp chỉ đạo tốt hơn trong những vụ sau. Năm 2017, đã triển khai các mô hình tập trung vào việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thế mạnh của huyện, tạo ra sản phẩm an toàn và hiệu quả. Hơn thế nữa, ứng dụng TBKT công nghệ cao vào sản xuất ngoài tác dụng giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất và đảm bảo chất lượng nông sản an toàn còn hạn chế rất lớn sự ô nhiễm môi trường do ứng dụng chưa đúng qui trình; do việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV không đúng cách; việc vệ sinh và xử lý môi trường chưa đảm bảo. Đây là một giải pháp quan trọng trong việc tạo nên một nền nông nghiệp sạch và bền vững trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Lục Thị Lan, 2017).

Trong công tác tập huấn chuyển giao KHKT cũng đa ̣t được những kết quả tích cực. Các lớp tập huấn được tổ chức theo kế hoa ̣ch và theo nhu cầu của bà con nông dân. Nội dung bài giảng đi sâu vào kỹ thuật sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, tăng cường phổ biến và ứng du ̣ng rô ̣ng rãi các tiến bô ̣ KHKT mới vào sản xuất (Lục Thị Lan, 2017).

Đội ngũ CBKN cơ sở thường xuyên theo dõi, báo cáo về biến đô ̣ng trong sản xuất nông nghiê ̣p ta ̣i đi ̣a phương; tı́ch cực tham mưu đề xuất tổ chức các

cuô ̣c Hô ̣i nghi ̣ trao đổi kinh nghiê ̣m về các mô hı̀nh sản xuất hiê ̣u quả ta ̣i đi ̣a phương; hàng năm tham mưu với UBND xã, thi ̣ trấn dành mô ̣t phần kinh phı́ đi ̣a phương cho viê ̣c xây dựng mô hı̀nh trình diễn về cây, con giống mới (Lục Thị Lan, 2017).

- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân: Kinh phı́ hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông còn hạn chế và chưa có kinh phí cho hoạt động khuyến nông cơ sở. Chế độ, chính sách chưa đảm bảo khích lệ, động viên cán bộ hoạt động trong ngành khuyến nông (Lục Thị Lan, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40 - 44)